Những quyết định gây "sốc" của Hiệu trưởng ĐH KTCN Thái Nguyên (kỳ 4)

13/04/2012 05:55
Xuân Trung - Giàng A Cối
(GDVN) - Giải thích cho việc làm của mình, Hiệu trưởng Phan Quang Thế cho rằng, để nâng cao chất lượng đội ngũ, những chỗ yếu kém sẽ được “thay máu”.
Đó là một biện pháp mạnh và là một trong những lý do khiến ông Thế bị gửi đơn tố cáo nặc danh. Ông Thế cho rằng, cán bộ, giáo viên trường ĐH KTCN Thái Nguyên đã lâu sống trong ý nghĩ muốn làm gì thì làm, trường phải chiều theo ý giáo viên. Cho tới lúc ông lên làm mạnh tay, ắt không tránh khỏi “va chạm”. “Trước đây trường mạnh ai nấy làm, thử nghĩ một tổ chức cứ theo ý của cá nhân thì còn gì là sức mạnh, điều đó khi tôi làm Hiệu phó mấy năm trời, tôi đau xót lắm nhưng không làm gì được”, ông Thế bày tỏ.

Ông Thế luôn mong mỏi học cách làm như bên Mỹ, muốn áp dụng những thành công từ các nước về trường của mình, nhưng liệu có quá sức trong khi hai môi trường giáo dục khác nhau?
Ông Thế luôn mong mỏi học cách làm như bên Mỹ, muốn áp dụng những thành công từ các nước về trường của mình, nhưng liệu có quá sức trong khi hai môi trường giáo dục khác nhau?

“Tôi không có khả năng mềm dẻo”

Trao đổi với PV xung quanh việc điều chuyển cán bộ, giảng viên nhà trường trong thời gian qua, ông Phan Quang Thế cho biết, tất cả những giảng viên, cán bộ mà chưa có bằng chính quy, hoặc bằng chính quy mà đạt loại trung bình, trung bình khá đều bị điều chuyển sang làm công việc khác.

Những quyết định gây

Những quyết định gây "sốc" Hiệu trưởng Đại học KTCN Thái Nguyên (Kỳ 3)

Cư dân mạng phát sốt vì đề thi “trinh tiết” của Đại học FPT

Cư dân mạng phát sốt vì đề thi “trinh tiết” của Đại học FPT

Ông Thế cho rằng, hiện đội ngũ giảng viên tương đối nhiều, do vậy mới sinh ra đi đường vòng (học kém), những người học trung bình dưới 6,0 lòng vòng lấy bằng Thạc sĩ, sau đó ghé chân sang làm giảng viên kiêm nhiệm và về khoa. Những trường hợp như vậy là chưa đủ năng lực. “Chúng tôi làm không có gì là mạnh mẽ cả, bây giờ các anh xin về đây để ngồi phòng ban, bằng trung bình, học yếu khủng khiếp. Các anh xin về làm văn phòng nhưng tôi không đồng ý để các anh giảng dạy, những người đó cứ làm văn phòng cho tốt đi, đấy là chuyện bình thường”, ông Thế thẳng thắn.
Trước câu hỏi của PV: Liệu trong cách làm, điều hành của mình có gì đó hơi cứng nhắc khi không tuyển bằng trung bình, trung bình khá, không tuyển tại chức? Ông Thế cho biết: “Tôi là người cứng nhắc từ xưa, ai cũng thừa nhận thế. Tôi không có khả năng mềm dẻo”.

Đi tìm cho cách giải thích của ông Thế, chúng tôi có buổi làm việc với Ban thanh tra (ĐH Thái Nguyên), ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban cho biết, những việc làm của ông Phan Quang Thế như điều chuyển cán bộ, trong Điều lệ nhà trường thì Hiệu trưởng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó khoa chứ chưa nói gì tới các cấp thấp hơn. “Tuy vậy, trình tự và lộ trình thực hiện việc phân công cán bộ có những phần không được đúng với Luật công chức. Thí dụ như chuyển sang bộ phận khác trong khi chưa được trao đổi”, ông Hùng nói.

Qua thanh tra, ông Hùng cho biết tại Trường ĐH KTCN Thái Nguyên có khoảng 10 giảng viên không vào ngạch giảng viên từ đầu (thi vào làm cán bộ công nhân viên, trong trong quá trình làm việc có đi học và tham gia giảng dạy kiêm nhiệm). Theo lời ông Hùng thì, những CBCNV này chỉ có bằng trung bình và trung bình khá. Để nâng cao chất lượng, ông Thế đã không cho đi dạy.

Được biết, trước đó 15 cán bộ ngạch giảng viên nằm trong danh sách không được kiêm nhiệm giảng dạy, tuy nhiên sau khi có ý kiến của ĐH Thái Nguyên, Hiệu trưởng Phan Quang Thế đã ra QĐ số 73 với nội dung: Các giảng viên trên vẫn được kiêm nhiệm giảng dạy.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban Thanh tra (Đại học Thái Nguyên) cho biết: "Anh Thế mới lên làm lãnh đạo cũng có nóng vội"
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban Thanh tra (Đại học Thái Nguyên) cho biết: "Anh Thế mới lên làm lãnh đạo cũng có nóng vội"

“Chúng tôi cũng vẫn nói, anh Thế thực hiện nó nhanh quá. Đúng như vậy, mình đang làm giáo viên tự dưng bị chuyển sang làm công việc khác thì cảm giác bị hẫng hụt. Anh Thế mới lên làm lãnh đạo cũng có nóng vội, muốn cải tiến chất lượng nhà trường”, ông Hùng cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Lê Lương Tài, Nguyên PGĐ Đại học Thái Nguyên nói: “Người lãnh đạo nhà trường không được thử nghiệm những việc mình đang làm, mình phải rèn luyện mình, mình phải học tập để nâng cao trình độ của mình sao cho đủ sức để làm được một việc này, công việc kia. Tôi luôn nói rằng, khi đã là lãnh đạo một trường đại học thì không thể tập lãnh đạo mà phải khẳng định mình là người lãnh đạo”.

Đổi mới, liệu có phù hợp?

Cũng trong buổi tiếp PV, Hiệu trưởng Phan Quang Thế liên tục nói về việc làm của mình: “Nếu tôi có bị làm sao để cho đất nước nở hoa, để mở đầu một cuộc cách mạng mới về giáo dục, tôi sẵn sàng hy sinh. Những cái tôi đang phải chịu (phản ánh của  giảng viên trong trường- PV) đó là sự hy sinh”.

Ông Phan Quang Thế cũng “khoe” rằng ông đã đi khắp thế giới, tới Mỹ, tới đâu ông cũng tìm hiểu xem “sức mạnh” các nước nằm ở đâu? Rồi về nước “bắt chước”. “Tôi lên Hiệu trưởng 3 tháng đã giảm tiền KTX cho sinh viên từ 640.000đ/phòng/tháng xuống còn 500.000đ/phòng/tháng, đã giảm học phí 20% cho sinh viên. Chỉ tiêu tuyển sinh giảm 34%”, ông Thế cho biết.

Tuy nhiên, những động thái nhằm “cải cách”, “nâng cao chất lượng” của vị Hiệu trưởng mới dường như “mâu thuẫn” với điều kiện thực tế tại nhà trường. Được biết, chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học KTCN Thái Nguyên năm 2011 là 2.700, nhưng kết thúc kỳ tuyển sinh lại thiếu tới 1.000 chỉ tiêu. Về "sự cố" này, ông Thế lý giải là "do mới lên làm Hiệu trưởng".

Theo ý của ông Thế, thời Hiệu trưởng trước (ông Nguyễn Đăng Bình - PV) đã tăng quy mô lên, do vậy dẫn đến thiếu giảng viên, thiếu thì “vơ bèo vạt tép”, và không thể đào thải.
Với các quyết định "dám nghĩ, dám làm" của Hiệu trưởng Phan Quang Thế, chất lượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học KTCN Thái Nguyên có được cải thiện tốt hơn nữa?
Với các quyết định "dám nghĩ, dám làm" của Hiệu trưởng Phan Quang Thế, chất lượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học KTCN Thái Nguyên có được cải thiện tốt hơn nữa?

“Ngược lại, tôi lên làm Hiệu trưởng phải 3 năm mới được đi dạy (nửa năm về Trung tâm thí nghiệm, nửa năm về Trung tâm thực nghiệm để làm quen máy móc, 2 năm chuẩn bị bài, năm thứ 3 được giảng). Tôi áp dụng như bên Mỹ - có bài đăng báo quốc tế, và kiếm tiền cho trường, tất cả các đề tài đừng vẽ trên giấy”, ông Thế nói vẻ quyết tâm.

Ở khía cạnh khác, theo tìm hiểu tại QĐ số 766 ngày 29/11/2011 về việc Ban hành một số nhiệm vụ cấp bách của giảng viên, cán bộ viên chức trong trường, ông Phan Quang Thế có đưa ra quy định: “Kết quả học tập của sinh viên các lớp học phần phải đạt từ 50-70% trở lên”, theo PGS. TS Lê Lương Tài, thì đó là “không trung thực, vụ thành tích. Đây là điều không thể có”. Mặt khác, theo giải thích của lãnh đạo Đại học Thái Nguyên: “Mục đích của văn bản này là muốn gắn trách nhiệm của giảng viên trong quá trình giảng dạy phải làm sao cho các sinh viên trong lớp mình đảm nhiệm được nắm bắt, hiểu rõ các kiến thức của chương trình đạt kết quả từ 50-70% trở lên để tránh hiện tượng tiêu cực trong thi cử”.

Dù QĐ nào đi nữa, hơn lúc nào hết nhà trường, cán bộ công nhân viên, giảng viên, sinh viên đang mong chờ vào “quyết sách” của Hiệu trưởng Phan Quang Thế nhằm đưa chất lượng đào tạo đi lên. Tuy nhiên, nhiều cán bộ của Đại học Thái Nguyên dù đã nghỉ hưu hay còn công tác đều nói rằng, những quyết định quan trọng từ một vị Hiệu trưởng có vẻ “nóng vội”, và một điều chắc chắn, mô hình đào tạo, giáo dục từ các nước sẽ có những quy trình, cách làm khác nhau.

Theo PGS.TS Lê Lương Tài, nguyên PGĐ Đại học Thái Nguyên: “Anh Thế muốn rằng tất cả những  gì của nước ngoài vận dụng vào trường là mới, người ta làm tốt  mình đưa vào cũng tốt. Nhiều người cũng hiểu đó là cái Tâm của anh Thế muốn trường được thế này, thế kia. Nhưng như vậy thể hiện sự hiểu biết rất nông cạn, vì khi vận dụng mô hình giữa hai môi trường khác nhau, phong cách của người phương đông và phương tây rất khác nhau. Đó là lỗi hệ thống”.

(Còn tiếp)

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Xuân Trung - Giàng A Cối