Đó là vấn đề nan giải mà ngành giáo dục hai TP Hà Nội và TP.HCM cần có định hướng để nhanh chóng hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, công tác ATGT trường học được nâng cao hơn so với thời điểm hiện tại.
Thực trạng vấn đề giao thông tại hai thành phố lớn nhất nước đang trở nên “quá tải”, đặc biệt tại các điểm trường học, sau giờ tan lớp số lượng học sinh, sinh viên tập trung đông gây ách tắc cục bộ đã gây khó khăn cho các phương tiện qua lại.
Bà Trần Thị Kim Thanh, phó Giám đốc sở GS&ĐT TPHCM cho biết: Để cải thiện giao thông, các trường nên ngồi lại với nhau để bàn bạc, thống nhất phương án chung. Ảnh Xuân Trung |
Tại buổi tọa đàm mới đây về vấn đề trên, ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV (Bộ GD&ĐT) cho biết, trung bình mỗi ngày có 30 người chết và hàng chục người bị thương nặng do tai nạn giao thông. Một trong những nguyên nhân là do ý thức người tham gia giao thông, trong đó không ít là học sinh, sinh viên.
Những ý tưởng giúp cải thiện tình trạng giao thông được đưa ra tại buổi tọa đàm được tiếp thu nghiêm túc. Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sau một thời gian thực hiện đổi giờ học, hiện tại về cơ bản đã ổn định. Bản thân ông Thống nhận định, việc đổi giờ học đã có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố thời gian qua.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, để thực hiện tốt công tác ATGT trường học, Hà Nội sẽ tiến hành tạo hành lang thông thoáng cho cổng trường, vì địa điểm này luôn là nơi tập trung đông người.
Hiện tại, theo phản ánh tại các cổng trường thuộc phố Nhà Chung (Q. Hoàn Kiếm) có điểm xe buýt hoặc các điểm trông giữ ô tô tập trung đông người qua lại. Hơn nữa tại các cổng trường khác như: Trường Tiểu học Võ Thị Sáu và Trần Nhuật Duật có thêm hai bến xe buýt, điều này ảnh hưởng tới trật tự tại cổng trường mỗi giờ tan trường. Còn tại cổng Trường THCS Trưng Vương số 26 Hàng Bài lại là điểm đỗ ô tô tĩnh. Do vậy, thầy và trò nhà trường chỉ còn mỗi cổng để ra vào. Theo bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng phòng giáo dục quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thì cần có giải pháp đồng bộ cho vấn đề giao thông trường học.
Tại các cổng trường học, số lượng phương tiện giao thông luôn đông lúc tan trường (Ảnh Xuân Trung) |
Bà Trần Thị Kim Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, trước đây TP luôn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các cổng trường học, tuy nhiên đã thực hiện đổi giờ học từ năm 2006, trong đó các trường được phép linh hoạt việc đổi giờ nên có chủ động. Điển hình, tại đường Cách mạng tháng tám với nhiều trường học, tình trạng ùn tắc luôn diễn ra mỗi khi tan trường. Tuy nhiên, các trường nằm trên con đường này được cho phép tự ngồi lại với nhau để bàn thảo giờ vào học, giờ tan trường, do vậy kết quả rất khả quan.
"Sở cũng yêu cầu các phòng giáo dục tại các quận, huyện phải ký cam kết hàng năm với 5 tiêu chí, trong đó tiêu chí quan trọng nhất là trong mỗi quận, huyện phải có ít nhất 98% các cổng trường không được ùn tắc quá 30 phút”, bà Thanh cho biết.
Được biết, Sở GD&ĐT của Hà Nội và TP.HCM cũng đã cùng nhau chia sẻ một số kinh nghiệm trong triển khai các giải pháp chống ùn tắc như: điều chỉnh linh hoạt giờ vào học và tan học của các trường trên cùng một tuyến đường; bố trí các điều kiện phục vụ cho việc quản lý học sinh trong thời gian giao giữa hai ca học sáng - chiều hoặc trong thời gian chờ phụ huynh đến đón; chủ động ký kết với đơn vị vận tải công cộng phục vụ việc đưa - đón học sinh.
Được biết, Sở GD&ĐT của Hà Nội và TP.HCM cũng đã cùng nhau chia sẻ một số kinh nghiệm trong triển khai các giải pháp chống ùn tắc như: điều chỉnh linh hoạt giờ vào học và tan học của các trường trên cùng một tuyến đường; bố trí các điều kiện phục vụ cho việc quản lý học sinh trong thời gian giao giữa hai ca học sáng - chiều hoặc trong thời gian chờ phụ huynh đến đón; chủ động ký kết với đơn vị vận tải công cộng phục vụ việc đưa - đón học sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý, ATGT cho học sinh, sinh viên vừa là nhiệm vụ trước mắt để bảo đảm tính mạng cho các em, vừa là nhiệm vụ lâu dài để hình thành một thế hệ công dân tương lai có ý thức chấp hành pháp luật, có văn hóa ứng xử và kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu hai địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực, chủ động, sáng tạo và thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh, sinh viên.
Điểm nóng |
|
Xuân Trung