Ngồi ở sạp báo sáng nay, một bác lớn tuổi buông một câu than thở: “Giá xăng dầu tăng, sắp tới lại thu nhiều khoản phí, cái gì cũng tăng giá, nhưng sao tôi thấy chỉ có những thứ thiết yếu cho đời sống con người như gạo, thịt, rau, cá, mắm là tăng vùn vụt…Còn những thứ “thuốc độc” như bia, rượu, thuốc lá thì…vẫn thấy êm re, không nhúc nhích?”. Lời than thở của bác làm ta giật mình. Đúng là như vậy thật!
Lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam trong những năm qua và dự kiến tới năm 2015. (Nguồn: Bộ Công thương) Ảnh: T.Thắng - Đồ họa: V.Cường (Báo Tuổi Trẻ). |
Tại các nước Đài Loan, Trung Quốc, Singapore và kể cả Mỹ, cũng là một thứ thuốc lá nhãn hiệu 555 hoặc tương đương nhưng giá bán gấp 4 lần thuốc lá 555 bán tại Việt Nam. Loại trừ yếu tố chênh lệch tỷ giá, mức sống… thì giá thuốc lá tại các nước vẫn cao hơn Việt Nam gấp nhiều lần.
Đó là do nhà nước họ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trên thuốc lá rất cao. Dân Việt Nam ta hiện nay mỗi ngày đốt trên dưới 5 triệu USD tiền thuốc lá, ta có thể thu thuế tiêu thụ đặc biệt thêm khoảng 5 – 10 triệu USD/ngày hay 1,8 tỷ - 3,6 tỷ USD/năm. Khoản này ta sẽ chi khoảng 500 triệu USD chống buôn lậu biên giới, 1 tỷ trợ giá cho các mặt hàng chiến lược khác (xăng dầu, điện…) còn lại sẽ góp thêm phần nào vào tăng thu ngân sách.
Nói về bia rượu thì dường như chưa có thời nào “hoàng kim” như lúc này. Đường phố nào, góc hẻm nào cũng có quán nhậu, từ cao cấp, hàng hiếm cho đến bình dân, cóc ổi, nghêu sò ốc hến. Riêng bia thì theo như thông tin trên báo Tuổi Trẻ TP HCM (số báo ngày 24/05/2011): “Trước sức uống “khủng khiếp” của người tiêu dùng, hàng loạt nhà máy bia tiếp tục được mọc lên trong khi nhiều hãng bia ngoại cũng chen nhau đưa hàng vào bán tại Việt Nam”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Ở Mỹ, nhà hàng muốn bán bia rượu phải có license và chỉ cho phép người đủ tuổi được dùng. Lái xe mà uống bia rượu sẽ bị phạt rất nặng.
Mười triệu lít bia một ngày ở năm 2011, tính bình quân mỗi lít 20.000đ là 200 tỷ tức khoảng 10 triệu USD, nếu đánh gấp đôi hoặc gấp ba thuế tiêu thụ đặc biệt thì nhà nước này cũng sẽ tăng thu ngân sách thêm hàng tỷ đô la hàng năm.
Tăng thuế thứ gì thì dân oán thán chứ tăng thuế rượu, bia, thuốc lá thì dân ủng hộ hoàn toàn, nhất là giới…bà mẹ và trẻ em.
Nếu không cho là “nhạy cảm” thì còn một khoản tiền khác cũng rất kinh khủng. Như chúng ta đều biết, tổng chi ngân sách của Việt Nam trong các năm gần đây (2010, 2011) … khoảng trên dưới 550.000 tỷ đồng Việt Nam, trong đó chi cho xây dựng cơ bản khoảng 30% tức khoảng 165.000 tỷ đồng Việt Nam.
Nhà thầu muốn nhận thầu các công trình xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách phải chấp nhận “chung chi” ít nhất từ 10% - 15% (có nơi lên đến 20%), công trình xây dựng xong phải chung chi thêm cho các khâu: giám sát, thanh toán, hiện trường… thêm khoảng từ 4% - 6% nữa, nhà thầu muốn tồn tại phải kiếm lời khoảng 10%, vị chi những khoảng “không chuyển hóa vào công trình” nói trên chiếm gần 40%, trong đó chỉ có 10% lợi nhuận của nhà thầu là chấp nhận được.
Nhà thầu muốn nhận thầu các công trình xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách phải chấp nhận “chung chi” ít nhất từ 10% - 15% (có nơi lên đến 20%), công trình xây dựng xong phải chung chi thêm cho các khâu: giám sát, thanh toán, hiện trường… thêm khoảng từ 4% - 6% nữa, nhà thầu muốn tồn tại phải kiếm lời khoảng 10%, vị chi những khoảng “không chuyển hóa vào công trình” nói trên chiếm gần 40%, trong đó chỉ có 10% lợi nhuận của nhà thầu là chấp nhận được.
Khoản thất thoát mang tính chất “phi đạo đức, phi luật pháp”, không ai chấp nhận được là 20%- 30%, có nghĩa là hàng năm, chỉ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đất nước ta phải mất từ 33.000 tỷ đồng đến 50.000 tỷ đồng ( 1,5 tỷ USD đến 2,4 tỷ USD).
Khoản mất mát này không chỉ thuần túy kinh tế mà còn có ý nghĩa trị và xã hội nữa, các khoản chung chi thường diễn ra ở nhà hàng, quán nhậu, bia ôm… góp phần làm lụn bại, suy đồi đạo đức xã hội. Người nhận món tiền này thường không xem trọng đồng tiền (bởi vì kiếm được không phải bằng mồ hôi, công sức và trí tuệ của mình) nên chi xài cũng bừa bãi và vung vít làm cho bộ mặt xã hội ngày càng xuống cấp, xấu xa.
Khoản mất mát này không chỉ thuần túy kinh tế mà còn có ý nghĩa trị và xã hội nữa, các khoản chung chi thường diễn ra ở nhà hàng, quán nhậu, bia ôm… góp phần làm lụn bại, suy đồi đạo đức xã hội. Người nhận món tiền này thường không xem trọng đồng tiền (bởi vì kiếm được không phải bằng mồ hôi, công sức và trí tuệ của mình) nên chi xài cũng bừa bãi và vung vít làm cho bộ mặt xã hội ngày càng xuống cấp, xấu xa.
Nếu chúng ta thu hồi được khoản tiền này, trong vòng 3-5 năm chúng ta sẽ giải quyết cơ bản các vụ thất thoát lớn trước đây, bổ sung đầu tư hàng loạt các công trình có lợi cho đất nước khác. Bên cạnh đó, hàng năm ta giảm chi ngân sách hàng năm khoảng 10%. Cái lợi này có thể gọi là “lợi kép”.
Sự phát triển của nền văn minh nhân loại, trong đó có kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triển theo cấp số nhân. Một quốc gia chỉ cần một chút chậm chân là đã khó lòng đuổi theo các quốc gia khác. Bây giờ đang bước lên đường đua theo các nước mà ta không kiên quyết tháo bỏ các thứ dây dợ lòng thòng quấn chân quấn cẳng thì quả thực là rất khó vượt qua chính mình?
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Mọi ý kiến của bạn đọc xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Mọi ý kiến của bạn đọc xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn
Lê Tấn Duyệt