"Ai phản đối đề thi 'trinh tiết' của ĐH FPT là người quá cổ hủ"

11/04/2012 11:59
Độc giả Lê Quang Minh
(GDVN) - Đề thi cho một đằng nhưng các Giáo sư, Nhà văn, Nhà phê bình... lại nói một nẻo. Như thế này có phải là “Bới bèo ra bọ” không?

PGS Văn Giá: Đề thi 'trinh tiết' của ĐH FPT mắc sai lầm nghiêm trọng

PGS Văn Giá: Đề thi 'trinh tiết' của ĐH FPT mắc sai lầm nghiêm trọng

GS.Nguyễn Minh Thuyết:

GS.Nguyễn Minh Thuyết: "Đề thi của ĐH FPT thô tục đến khó chấp nhận"

Đại học FPT cho thí sinh phân tích về...

Đại học FPT cho thí sinh phân tích về... "cái màng trinh"

Ngay sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải các bài viết xung quanh đề thi Đại học FPT, đã có rất nhiều ý kiến của bạn đọc trên khắp cả nước gửi vè tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam để bày tỏ những ý kiến trái chiều về đề thi. Nhiều độc giả cho rằng, đề thi của FPT là thô bỉ, nhưng nhiều độc giả khác lại ủng hộ đề thi này.

Đề thi ĐH FPT rất hay. Tôi hoàn toàn ủng hộ với cách ra đề thi này” là nhận định của độc giả Lê Quang Minh trong thư gửi về báo Giáo dục Việt Nam. Thư có viết như sau:

Những ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao về đề thi Đại học của FPT sau kỳ thi tuyển sinh. Tôi thấy rất nhiều ý kiến thể hiện sự “phản cảm” đối với đề thi. Trên báo Giaoduc.net.vn có đưa lên hàng loạt các bài nêu lên những ý kiến trái chiều nhau. Bản thân tôi không thể hiểu tại sao lại có nhiều ý kiến phản đối như thế, có lẽ do những suy nghĩ “cổ hủ” vẫn áp đặt vào tư duy của người Việt Nam.

Một số ý kiến cho rằng, đề thi không hợp lý và nhạy cảm. Thế nhưng tôi cho rằng, ngôn từ sử dụng trong đề thi hoàn có lý. Mặt khác đề thi đã nếu ra một vấn đề thực tế tồn tại trong xã hội. 

Ai cũng biết, xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ phá thai, sống thử trước hôn nhân của đông đảo bạn trẻ ngày càng báo động. Thời điểm này, nếu như chúng ta không biết họ nghĩ gì, hiểu họ sẽ làm gì thì lại là một mối nguy lớn. Tôi cho rằng, Đại học FPT đã làm được điều mà những trường Đại học khác chưa làm được, hoặc không dám làm. Đó là mang vấn đề xã hội có tính chất nhạy cảm vào một kỳ thi Đại học. Điều này, đáng ra hoàn toàn phải tuyên dương, ủng hộ.

Ai cũng biết thực trạng giới trẻ "yêu" quá sớm, nhưng khi nói vào vấn đề quan hệ trước hôn nhân thì lại có rất nhiều người né tránh, thậm chí là cả những giáo viên dạy THPT cũng khó nói với học trò vấn đề này. Vậy nhưng theo xu hướng phát triển hiện nay, chúng ta không nên e ngại và luôn sợ đó là chuyện "nhạy cảm", mà hãy đối diện với thực tế để tìm ra những lời khuyên tốt nhất cho giới trẻ. Vấn đề "tình dục trước hôn nhân" có lẽ bây giờ cũng đã khá phổ biến, chẳng qua là nhiều người biết những cố tình không công nhận mà thôi. Trên thực tế, có nhiều bà mẹ còn xúi con cái quan hệ với người yêu trước khi cưới, để đảm bảo "đối tác" không có vấn đề gì về sức khỏe.

Tôi thiết nghĩ, học sinh lớp 12 đều là những em đã bước vào tuổi 18, như vậy đề thi không những hợp lý mà còn cần thiết đối với các em. Trong việc học, ngoài việc học kiến thức văn hóa trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, các em cũng phải quan sát cuộc sống, am hiểu những vấn đề xã hội. Nếu chỉ có học và học, thì giáo dục của Việt Nam sẽ tạo ra toàn... tiến sỹ giấy.

Thí sinh dự thi trong kỳ thi tuyển sinh Đại học FPT

Thí sinh dự thi trong kỳ thi tuyển sinh Đại học FPT

Đề thi cho một đằng nhưng các Giáo sư, Nhà văn, Nhà phê bình... lại nói một nẻo. Như thế này có phải là “Bới bèo ra bọ” không? Tôi cho rằng, ý kiến của các bậc Giáo sư, các Nhà văn, Nhà phê bình... đều có cái lý của nó, nhưng còn lòng vòng và chưa thuyết phục. Quan điểm của tôi là đề thi không có vấn đề gì cả. Đề thi không hề “ủng hộ việc coi trọng trinh tiết” hay “không cần giữ trinh tiết khi về nhà chồng” mà người đề thi muốn nói tới “hạnh phúc thật sự không nằm ở ngoài cái trinh tiết” .Tôi cũng cho rằng đề thi không hề xúc phạm Đại thi hào Nguyễn Du. 
Hiện tại, đề thi đã tạo ra một hiệu ứng giúp cho người đọc bày tỏ quan niệm và suy nghĩ của mình về vấn đề “trinh tiết”. Từ đây, các bạn trẻ học hỏi kinh nghiệm sống, quan niệm sống để có một hướng đi tốt nhất cho mình. Tôi thấy đề thi hoàn toàn bình đẳng với tất cả mọi người, không hề nghiêng về ý kiến nào cả, quan niệm xưa hay quan niệm ngày nay.

Đề bài môn luận về "trinh tiết" của Đại học FPT
Đề bài môn luận về "trinh tiết" của Đại học FPT
Từ trước đến nay, việc ra đề thi nhất là đối với kỳ thi Đại học đều rất tẻ nhạt và chán ngắt, chủ yếu dựa trên SGK. Vì vậy, học sinh càng ngày càng chán ghét học môn văn, tỷ lệ thi vào khối C, D ngày càng ít dần. Đề thi của Đại học FPT đã đi theo một hướng hoàn toàn mới, khiến cho tôi rất hứng thú. Tôi nghĩ rằng, bắt đầu từ đề thi này sẽ tạo ra hướng đi mới cho cách ra đề thi trong ngành giáo dục Việt Nam.

Đối với đề thi này, câu hỏi đặt ra cũng chỉ là quan niệm của mỗi cá nhân vì vậy học sinh sẽ rất dễ bày tỏ quan niệm của mình mà không cần hướng đến đáp án của kỳ thi. Tôi rất ủng hộ đề thi, chỉ mong muốn Hội đồng chấm thi chấm sao cho khéo, nghĩa là không ép buộc đáp án mà cần chú trọng đến tư duy của các bạn thí sinh. Điều này sẽ giúp tuyển sinh được những người có tư duy độc lập, sáng tạo và không máy móc. Ai phản đối đề thi này đều là những người cổ hủ
Độc giả Lê Quang Minh