18 giờ 50, từ đài chỉ huy, sau khẩu lệnh của thượng tá Ngô Quang Hiền, Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân tiêm kích 935, thuộc Sư đoàn không quân 370, các phi công nhanh chóng leo lên máy bay và nổ máy… Đối với các đơn vị không quân, huấn luyện ban đêm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đầy thử thách. Bay đêm, các phi công phải làm việc trong điều kiện tầm nhìn, quan sát địa tiêu, địa hình... hạn chế, dễ bị căng thẳng. Thế nhưng vượt qua những trở ngại đó, các phi công của Trung đoàn 935 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi hoàn cảnh.
Máy bay Su 30 MK2 chuẩn bị cất cánh - Ảnh: Bạch Dương |
Thăm trạm ra đa, tên lửa phòng không từng mạnh nhất một thời của Nga
Ảnh: Binh sĩ Nga tập diễu binh kỷ niệm ngày 9/5
Báo Trung Quốc đăng ảnh cảng Tiên Sa, chiến hạm mới nhất của Việt Nam
Những trận đánh huyền thoại Sau chuyến bay trinh sát khí tượng của thượng tá Tham mưu trưởng Ngô Quang Hiền và thượng tá phó trung đoàn trưởng quân sự Trần Văn Dũng, tất cả các phi công của đơn vị quây quần quanh bàn ăn, nạp năng lượng đợi giờ xuất kích. Tại đây, chúng tôi được nghe về những chiến công đánh đêm lẫy lừng của các thế hệ phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến công đánh đêm đầu tiên của Không quân Việt Nam là của anh hùng phi công Lâm Văn Lích. Từ 2 cuộc thế chiến, tới chiến tranh Triều Tiên, cho đến thời điểm 1966, chưa một phi công nào làm được chuyện tương tự như ông: bay đêm trên máy bay MIG 17, trong 1 phút bắn rơi 2 máy bay đối phương. Thời đó, không quân tiêm kích của ta chưa có lực lượng bay đêm. Đánh ban đêm là khó nhất. Ác cái là ở thời điểm đó, máy bay Mỹ đánh cả ngày lẫn đêm. Cho đến đêm 3.2.1966, khi phi công Lâm Văn Lích cất cánh thì điều chưa thể đã thành có thể. Đang bay, ông nghe tiếng nói từ mặt đất: “Chú ý. Phía trước 8 km có địch”. Sau vài vòng đeo bám 2 chiếc máy bay Mỹ, khi chỉ còn cách 600m, ông chọn chiếc đang bay bên trái và nhấn cò súng, những luồng đạn đỏ rực xé màn đêm cắm vào thân máy bay đối phương, nó chao đảo và bùng cháy. Ngay lúc đó, chiếc máy bay còn lại mở hết tốc lực để chạy. Không chần chừ, vừa tăng tốc, ông vừa đưa mục tiêu vào vòng ngắm và siết cò súng một lần nữa, chiếc thứ 2 cháy bùng lên. Cả 2 chiếc ông bắn hạ chỉ trong 1 phút... Chiến công đánh đêm nổi tiếng kế tiếp là của anh hùng Phạm Tuân. Vào đêm 27.12.1972, sau khi cất cánh trong đêm tối, với sự dẫn đường tài tình của bộ phận mặt đất, ông đã bay xuyên qua đội hình những máy bay bảo vệ để tiếp cận pháo đài bay B52 rồi phóng 2 quả tên lửa, trở thành phi công đầu tiên của Việt Nam hạ gục pháo đài bay B52 của Mỹ. Rồi trong trận chiến lúc 21 giờ 41 ngày 28.12.1972, phi công anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều trên chiếc MIG 21, vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích của đối phương, tiếp cận và phát hiện B52. Được lệnh, ông vào công kích. Sau khi bắn 2 quả tên lửa mà B52 chỉ bị thương, ông đã dùng chiếc MIG 21 của mình làm quả đạn pháo thứ 3, lao vào máy bay Mỹ. Chiếc B52 tan xác...
Trung đoàn trưởng họp giao nhiệm vụ - Ảnh: Bạch Dương |
Ngoại trưởng Ấn Độ: Biển Đông là tài sản của thế giới
Thảo luận về an ninh Đông Á, an ninh Biển Đông tại Nga
Tàu hải giám Trung Quốc ngăn Hải quân Philippines bắt giữ 8 tàu cá
Bay với tình yêu Tổ quốc Trên đài chỉ huy bay, chúng tôi nghe liên tục, rõ ràng những khẩu lệnh liên lạc của máy bay với mặt đất. Biên đội bay đầu tiên là của 2 tiêm kích mang số 39 và 05. Số 39 do thượng tá trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến và thượng tá, chính trị viên phi đội 2 Trần Quốc Toản điều khiển. Số 05 do thượng tá chính ủy trung đoàn Trần Trọng Tuyến và thiếu tá phi đội trưởng Đỗ Mạnh Hùng điều khiển. Sau khẩu lệnh cất cánh của chỉ huy bay, 2 chiếc Su 30 MK2 gầm lên dũng mãnh rồi nối đuôi nhau bay vút vào bầu trời đêm, chúng tôi chỉ kịp thấy những luồng lửa cháy đỏ, rực sáng từ đuôi của những chiếc phản lực. Trở về căn cứ sau gần 60 phút quần đảo trên không, những chiếc tiêm kích Su 30 MK2 nhẹ nhàng đáp xuống đất, nạp thêm nhiên liệu, chuẩn bị cho những chuyến bay kế tiếp. Giữa lúc nghỉ ngơi, chúng tôi gặp các phi công vừa về từ bầu trời đêm và được biết thêm nhiều điều thú vị. Thiếu tá Đỗ Mạnh Hùng, biên đội trưởng biên đội 1, phi đội 2 cho biết: Bay đêm khó hơn bay ban ngày, các phi công phải tập trung tinh lực nhiều hơn, phải tập luyện nhiều để có thể sử dụng các thiết bị một cách chính xác. Ban đầu cũng ngại, lo nhất là lúc hạ cánh, sợ không xác định được chính xác thời điểm tiếp đất. Thế nhưng khi bay được, bay tốt rồi thì cảm giác rất sướng. Thấy mình trưởng thành hơn, vững vàng hơn khi bước vào buồng lái làm nhiệm vụ… “Bay đêm thích lắm, thấy mặt đất điện sáng lung linh, những con đường sáng trưng ánh điện, những tòa cao ốc rực rỡ dưới ánh đèn... càng thêm yêu đất nước mình”, thiếu tá Ngô Quốc Tiến, biên đội trưởng phi đội 1 tâm sự. Anh nói: “Là phi công chiến đấu thì phải bay được cả ngày lẫn đêm. Muốn làm được như thế thì phải phấn đấu, nỗ lực rèn luyện thật nhiều để khi cần áp dụng ngay vào nhiệm vụ chiến đấu”. Lúc chúng tôi hỏi có mệt không khi phải huấn luyện đêm, thượng tá Trần Hải Âu nói rất ngắn: “Phải bay nhiều mới thành thục bay ngày lẫn đêm để sẵn sàng làm nhiệm vụ...”. Sau khi hoàn thành chuyến bay huấn luyện, thượng tá trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Tuyến cho biết, những năm qua, toàn đơn vị phải làm rất nhiều nhiệm vụ. Ngoài việc chuyển loại cho phi công đến từ các đơn vị khác, nhiệm vụ quan trọng nhất của đơn vị là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm với mọi tình huống rồi huấn luyện trên biển... Với cường độ huấn luyện như trên, đơn vị sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trong chiến tranh công nghệ cao.
Những sự kiện nổi bật |
|
CÁC NỘI DUNG KHÁC |
|
Theo Thanh Niên