Thương vụ mua lại khách sạn Daewoo với giá 100 triệu USD đang làm xôn xao dư luận những ngày qua bởi đằng sau nó còn nhiều điều đáng bàn cãi.
Ngày hôm qua (18/04), một số tờ báo đã rò rỉ đưa tin về việc có thêm khách hàng đòi mua lại khách sạn Daewoo sau thông tin về việc Hanel dự định bỏ ra 100 triệu USD để thu về 100% cổ phần tại khách sạn 5 sao này.
Trên trang Vef tiết lộ thông tin: Ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn BĐS SohoVietNam cho biết: Công ty ông đang nhận được yêu cầu của khách hàng đặt mua lại khách sạn Daewoo Hà Nội. Ông Cần đã "dậm dạp nói chuyện" với các bên có liên quan, tuy nhiên, thủ tục chuyển nhượng, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo Hà Nội từ chủ người Hàn Quốc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đến giờ vẫn chưa xong. Vì thế, phía các đơn vị tư vấn chưa thể làm thủ tục mua lại.
Trong khi các bên liên quan đều tỏ ra khá kín tiếng thì giới bất động sản liên tục đặt những dấu chấm hỏi xung quanh thương vụ được coi là đình đám nhất năm 2012 trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A) khách sạn, resort.của doanh nghiệp Việt. |
Mặc dù vậy, trao đổi ngược với báo Giáo Dục Việt Nam, ông Cần cho biết: Mọi thứ vẫn còn đang phải giữ bí mật, chưa thể tiết lộ hay bàn bạc thêm bất cứ điều gì vào thời điểm này.
Trong khi các bên liên quan đều tỏ ra khá kín tiếng thì giới bất động sản liên tục đặt những dấu chấm hỏi xung quanh thương vụ được coi là đình đám nhất năm 2012 trong lĩnh vực mua bán - sáp nhập (M&A) khách sạn, resort.của doanh nghiệp Việt.
Cứ cho thương vụ mua lại khách sạn Daewoo có thể thành công bởi phía Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý về chủ trương cho phép hai bên thực hiện thương vụ này thì con số 100 triệu đô la vẫn đem lại cho nhiều người những cảm xúc khác nhau.
“Nếu như khách sạn Daewoo là sự hợp tác, liên doanh giữa các tập đoàn với nhau, giữa đơn vị Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam thì việc mua bán, sát nhập, “tiền trao cháo múc” không có vấn đề gì đáng bàn cãi. Nhưng đây lại là tài sản của Nhà nước vào những năm 1992, 1993 khi mà các doanh nghiệp của Việt Nam hầu hết đều không có lợi thế về tài chính” – ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội không khỏi băn khoăn.
Nhìn lại quá khứ, năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Khách sạn Daewoo có thể coi là một “nghĩa cử” của Việt Nam dành cho ông Kim Woo Chung trên tinh thần đối đãi nghĩa tình để ghi nhận những đóng góp của Daewoo vào nền kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Daewoo sau nhiều lần tháp tùng các lãnh đạo Hàn Quốc đến Việt Nam đã được gợi ý là nên liên doanh với một đối tác trong nước để xây một khách sạn cao cấp chuyên phục vụ các nguyên thủ quốc gia. Và Hanel đã được “chọn mặt gửi vàng” trong mối quan hệ liên doanh này. Tuy nhiên, Hanel không có tiền, Hà Nội đã phải giao đất cho Hanel để “lấy đó làm tiền” đem đi đối ứng với Daewoo trong liên doanh theo tỷ lệ 30/70.
Tập đoàn Daewoo sau nhiều lần tháp tùng các lãnh đạo Hàn Quốc đến Việt Nam đã được gợi ý là nên liên doanh với một đối tác trong nước để xây một khách sạn cao cấp chuyên phục vụ các nguyên thủ quốc gia. Và Hanel đã được “chọn mặt gửi vàng” trong mối quan hệ liên doanh này. Tuy nhiên, Hanel không có tiền, Hà Nội đã phải giao đất cho Hanel để “lấy đó làm tiền” đem đi đối ứng với Daewoo trong liên doanh theo tỷ lệ 30/70.
Như vậy, có thể nói, Hanel có “danh” là ông chủ của Daewoo với 30% cổ phần từ 20 năm trước. Nhưng về bản chất, đây vẫn là tài sản của Nhà nước.
Khách sạn Daewoo - đây từng là nơi các nguyên thủ quốc gia từng lui tới nghỉ ngơi, tụ họp. Nếu được giao bán với giá 100 triệu đô la, theo ý kiến của một số người, giá trị này là quá rẻ cho một thương hiệu đã có bề dày lịch sử, ở một vị trí đắc địa của thủ đô Hà Nội. |
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng như hiện nay, việc một doanh nghiệp Việt Nam mua lại khách sạn Daewoo với giá 100 triệu USD đã dấy lên như một “tin đồn”. Gọi là tin đồn vì 2 bên liên quan đều chưa chính thức công nhận hay công khai điều này.
Xét về mặt kinh tế, nếu thương vụ này thành công thì giá mua 100 triệu đô la được không ít người coi là quá rẻ. Bởi lẽ, khách sạn Daewoo đã có bề dày lịch sử, là nơi nghỉ ngơi, hội họp của nhiều nguyên thủ quốc gia. Các vị Chủ tịch, Thủ tướng, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới như Ngài Bill Clinton, HEV Putin, Hồ Cẩm Đào, và gần đây, Luiz Inacio Lula da Silva, Tổng thống của Brazil đều đã từng ở đây. Daewoo cũng là nơi tổ chức các sự kiện trọng đại như APEC 2006 và Hoa hậu Hoàn Vũ Hà Nội 2008.
Cái tên Daewoo đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, có sức lan tỏa rộng rãi, dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Đây lại là nơi có vị trí đắc địa khi vây quanh nó có hồ Thủ Lệ, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, là trung tâm thuận lợi về giao thông, khách sạn bao gồm cả tổ hợp văn phòng.
Do đó, một khách sạn lọt vào danh sách đứng đầu miền Bắc, ở vị trí đắc địa như vậy mà đem đi bán (theo giá như tin đồn) chỉ là 100 triệu đô la là một vấn đề khiến mọi người quan tâm. Khoan hãy nói tới việc khách sạn Daewoo đang hoạt động lỗ hay lãi, bởi điều đó chỉ có người trong cuộc mới biết. Nhưng chỉ tính riêng tổng diện tích của tổ hợp khách sạn Daewoo khoảng 3.000 m2, nếu chia ra thì mỗi m2 đất tại đây có giá trị là 600 triệu đồng/m2. Trong khi đó, 1m2 đất ở Hai Bà Trưng đang được đòi đền bù với giá 1 tỷ/m2.
Đó là mới kể tiền đất, chưa kể cơ sở hạ tầng, tài sản gắn liền với đất, cộng với thương hiệu tạo dựng lên khách sạn Daewoo là rất lớn.
Chưa biết người ta định giá cho tài sản vô hình – giá trị thương hiệu của Daewoo là bao nhiêu, nhưng giả sử giá trị thương hiệu chiếm tới 70% tổng tài sản thì giá trị đất chỉ còn 30%. “Đây là sự thất thoát vô cùng tinh vi” – theo nhận xét của một số chuyên gia bất động sản.
Bởi ai cũng biết, mảnh đất xây dựng nên Daewoo ngày xưa chỉ toàn là đồng ruộng. Những người yêu Hà Nội hẳn còn nhớ, phố Láng Trung thời ấy chỉ là một con phố nhỏ hẹp và phần nào đó rất “quê mùa”! Nhưng hiện nay, tuyến phố Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh này lại là “tấc đất, tấc vàng”.
Ai sẽ là người đứng ra thẩm định giá cho khách sạn Daewoo, giá cho thương hiệu, cho khối văn phòng cho thuê? Cơ quan nào phê duyệt mức giá 100 triệu USD mà không phải là hơn hay kém. Vì đây là tài sản của Nhà nước nên phải xử lý thế nào để không làm thất thoát tiền của Nhà nước. Liệu các bên liên doanh sẽ công khai minh bạch, xử lý như thế nào về việc chuyển nhượng cho nhau.
“Người ta có quyền đặt dấu chấm hỏi theo tin đồn về thương vụ 100 triệu USD khi tài sản này liên quan tới Nhà nước khi Nhà nước góp phần bằng tài nguyên đất vào trong đó. Nếu không làm rõ, giá trị đất bao nhiêu, giá trị thương hiệu bao nhiêu, vô hình chung Nhà nước sẽ mất đi một giá trị rất lớn” – ông Nguyễn Hữu Cường (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Group Cường Phát) đưa ra quan điểm.
Hân Ni