Giải Nhất Quốc gia Sử chia sẻ “mẹo” giành điểm cao thi đại học

20/04/2012 13:28
Kim Ngân
(GDVN) - Học theo nhóm, thuyết trình trao đổi với thầy cô, bạn bè và lập bản đồ tư duy cho từng bài để nhớ lâu và không sót ý…
Đó là chia sẻ về những bí quyết học môn Sử hiệu quả và hứng thú của bạn Đào Phương Bình (HS 12 Sử, trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) giành giải Nhất Quốc gia môn Sử 2012 với số điểm 18/20.

Đào Phương Bình (thứ 3 từ trái sang) giành giải nhất Quốc gia Sử, được vinh danh và trao thưởng tại Văn Miếu ngày 14/4.
Đào Phương Bình (thứ 3 từ trái sang) giành giải nhất Quốc gia Sử, được vinh danh và trao thưởng tại Văn Miếu ngày 14/4.

Mỗi bài là một sơ đồ tư duy

Chùm ảnh độc: Lớp học trong ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội

Chùm ảnh độc: Lớp học trong ngôi chùa cổ giữa lòng Hà Nội

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL: Sẽ

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL: Sẽ "nối dài cánh tay" phản biện

Theo Phương Bình thì việc đầu tiên là rèn luyện cho mình cách ghi nhớ sau đó học thuộc hết kiến thức; đọc nhiều tài liệu khác, tìm hiểu tư liệu lịch sử, tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè để tìm các đáp án hoàn chỉnh và hay nhất.
“Để tạo sự hấp dẫn, hứng thú khi học Sử, chúng ta học theo nhóm để cùng trao đổi và thuyết trình ở trên lớp. Lớp em có 90 phút/ tuần để thuyết trình bài được chuẩn bị trước ở nhà, đưa ra câu hỏi cùng giải đáp để nắm rõ hơn, sau đó cô giáo dạy lại để ghi nhớ lâu hơn và hiểu được bản chất vấn đề”, Bình chia sẻ.

Bên cạnh đó, sau khi học thuộc, Bình phải lập sơ đồ tư duy nên chỉ một trang A4 là có thể thu lại kiến thức cần học. Phương pháp này giúp bạn nhớ rất lâu mà không bị sót ý.

“Trước khi đi thi mình chỉ cần 30 phút để lật lại sơ đồ tư duy để nhớ hết kiến thức, chứ không phải học vẹt rất dễ bị nhầm”, Bình nói.

Đặc biệt, Bình nhấn mạnh học Sử đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, tư duy lịch sử phải hợp logic với vấn đề mình đang nói đến. Học Sử không phải là học vẹt, cần kết hợp các phương pháp tư duy logic của môn Toán, cách trình bày của môn Văn… hầu hết đề thi đại học phần trình bày chỉ chiếm 50%, còn lại là câu hỏi đòi hỏi sự tổng hợp, đánh giá sự kiện và lập luận nên đòi hỏi kiến thức của thí sinh về sự kiện, vấn đề đó phải chắc.

“Mẹo” làm bài đạt điểm cao môn Sử?

Đào Phương Bình (HS 12 Sử, Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) là một trong 6 thí sinh giành giải HSG Quốc gia môn Sử năm 2012 với số điểm 18/20. 3 năm cấp III, điểm tổng kết môn Sử của Bình trên 9,4 và 12 năm học đều đạt học sinh giỏi xuất sắc. Quyết tâm theo đuổi môn Sử từ lớp 8 từ một kỷ niệm nhỏ trong chuyến du lịch Huế cùng bố mẹ và đối với Phương Bình đam mê là không dừng.


Bình chia sẻ rằng, cách để làm một đề thi Sử điều đầu tiên là phải đọc kỹ đề, viết ra nháp các ý cần triển khai để không bị thiếu ý và sắp xếp ý một cách logic, hợp lý nhất, làm những câu dễ nhất, khó để lại sau.

Vậy làm thế nào để giành điểm cao? Điều quan trọng là phải tự tin với kiến thức của mình, phải học hết tất cả, tránh tình trạng học tủ, học lệch, dự đoán kiến thức… Trong quá trình làm bài, xác định câu nào quan trọng để lấy điểm và một điểm tương ứng với một mặt giấy. Nếu đề thi đại học thì tốt nhất các bạn nên viết 3 tờ đôi thì khả năng đạt điểm cao sẽ lớn hơn.

Để lấy điểm, bạn nên trình bày bài làm theo trình tự từng câu là tốt nhất. Viết có thân bài, kết luận, chữ đẹp,thoáng, bố cục dễ nhìn, hợp logic thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ được đánh giá cao hơn.
Kim Ngân