Ba sai sót về biểu đồ trong Atlat địa lí

21/04/2012 06:17
Tô Văn Quy – Trường THPT Lê Thành Phương (Phú Yên)
(GDVN) - Atlat là phương tiện dạy học mà Bộ Giáo dục cho phép sử dụng trong kì thi tốt nghiệp sắp tới. Tuy nhiên, trong cuốn Atlat địa lí Việt Nam do NXBGDVN tái bản ngày 31/3/2010 có ba sai sót cơ bản.
Atlat xuất bản năm 2011 có một số sai sót cơ bản (Ảnh minh họa)
Atlat xuất bản năm 2011 có một số sai sót cơ bản (Ảnh minh họa)

Ở trang 10, Biểu đồ tròn trong atlat thể hiện “tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông” thể hiện sai. Bởi lẽ, biểu đồ tròn có trục gốc tương ứng với mũi giờ số 12 và thể hiện theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, ở biểu đồ “tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông” trong atlat không thể hiện theo quy trình của biểu đồ tròn. Vì vậy, học sinh không nên vẽ theo biểu đồ trên. Nên dựa vào biểu đồ tròn trong atlat trang 21 (Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành), và một số dạng biểu đồ tròn khác trong atlat.

Biểu đồ “dân số Việt Nam qua các năm” trang 15, đây là biểu đồ cột thể hiện dân số Việt Nam từ năm 1960 – 2007 (đơn vị: triệu người), cụ thể là thể hiện dân số thành thị và nông thôn, nhưng lại thể hiện sai nguyên tắc cơ bản của một biểu đồ cột. Bởi lẽ, biểu đồ cột bao giờ cũng có 2 trục thể hiện hai đại lượng khác nhau đó là trục tung và trục hoành. Ở biểu đồ trên trục tung thể hiện dân số (đơn vị: triệu người), trục hoành thể hiện các năm. Tuy nhiên, biểu đồ đã không thể hiện đầy đủ các yếu tố cần của một biểu đồ, nên khi vẽ dạng biểu đồ cột không nên dựa vào biểu đồ trên. Một số biểu đồ cột khác trong atlat cũng thiếu các yếu tố trên: trang 21; 20.

Biểu đồ miền thể hiện “cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 – 2007) trong atlat trang 17, thể hiện không hoàn toàn chính xác. Nếu xem biểu đồ miền trên, rất dễ dàng để thấy ở trục tung năm 1990 khi thể hiện cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế đã nhích xa trục tung một đoạn khá xa, thể hiện như vậy không hoàn toàn chính xác, vì ở biểu đồ miền thì hai trục tung là 2 mốc năm (năm đầu:1990 và năm cuối:2007). Vì vậy, biểu đồ trên ở mốc năm 1990 cần phải đưa cơ cấu của khu vực kinh tế CN – XD (22,7) và DV (38,6) đặt tại trục tung.

Các sai sót trên có thể làm ảnh hưởng đến kết quả không mong muốn của chúng ta, vì vậy cần hết sức lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

Tô Văn Quy – Trường THPT Lê Thành Phương (Phú Yên)