Do đường xá vùng núi đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt nên với người vùng cao việc đi chợ phiên không phải chỉ để mua bán mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, làm quen giữa những người sống trong vùng. Ảnh: Chỉ với một nắm bồ kết và gói chè, hai cụ bà người Nùng đã có một nơi bán hàng tươm tất ở chợ phiên Bằng Vân (Ngân Sơn – Bắc Kạn). |
Vì vậy, ngoài những người sống bằng nghề buôn bán mà đa số người dưới xuôi lên thì phần lớn người dân mang những sản vật mà gia đình nuôi trồng đến bán để đổi lấy hàng hóa, vật dụng họ cần. Ảnh: Cụ bà này đến chợ phiên chỉ để bán mấy đôi giày vải độc đáo của dân tộc Nùng. |
Chọn một góc vắng vẻ, người phụ nữ H’Mông này bày bán chỉ một chiếc áo, vài cái xà cạp tự tay làm. |
Những học sinh người Mường ở xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn – Hòa Bình) tranh thủ phiên chợ bày bán cua, ốc do các em bắt được phụ giúp cha mẹ. |
Với 3 túi ốc nếu bán hết chỉ được chừng 20 ngàn đồng, nhiều người vẫn đều đặn đi chợ Re (xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn, Hòa Bình) chỉ để bán vài mớ ốc mò mẫm bắt được từ sáng sớm. |
Mỗi tuần 3 phiên, cụ bà người Mường đều đặn có mặt với hai lọ dưa muối bày ra đất mà rất ít khi bán hết. |
Để dắt được con lợn này vượt núi hiểm trở đến chợ hao không ít sức của người đàn ông này nhưng cũng có khi lại phải dắt về do không bán được (chợ Pha Long, Mường Khương, Lào Cai). |
Kiểu bán hàng “siêu đơn giản” như thế này là chuyện rất bình thường ở chợ Re. |
Không có chỗ ngồi cố định, cứ thấy trống chỗ nào thì ngồi chỗ ấy, không cần bàn ghế chỉ một tấm nilon bày và ngồi… xổm chờ người mua. |
Không cần cửa hàng, giấy phép như ở phố thị, quầy bán thuốc tân dược ở chợ Bắc Hà (Bắc Hà – Lào Cai) này giống như tất cả những quầy thuốc ở các chợ phiên vùng cao khác, thuốc tân dược được bày sơ sài trên chiếc mẹt, không rõ nguồn gốc và không ai dám khẳng định uống vào không mang thêm bệnh. |
Lê Anh Dũng/ Vietnamnet