Hàng loạt khách hàng “tố” Qbata
Vừa qua, báo Giáo Dục Việt Nam nhận được phản ánh của chị Nguyễn Thị Ngọc Ngà (Quận 3, Tp.HCM) về việc bán vé qua SMS của website bán hàng online Qbata. Đây là website khá quen thuộc với những khách hàng ưa thích hình thức mua sắm qua mạng của công ty VHT có địa chỉ tại 79/i8 Âu Cơ, P.14, Q.11, TP.HCM. Mỗi ngày website này bán được vài trăm sản phẩm với tần suất chạy 30 deal/ngày.
Bạn Ngà cho biết: Vào lúc 15h30 chiều ngày 6/4/2012, website http://www.qbata.com/ tổ chức chương trình bán vé xem phim tại rạp Galaxy, giá gốc là 80.000 đồng (tiết kiệm 96%).
Thế nhưng khi chương trình vừa mở, một số người đã nhắn tin ngay và ngay sau đó bị báo lỗi như sau: "Bạn cần kiểm tra lại cú pháp tin nhắn và đầu số dịch vụ". Mặc dù vậy, khi kiểm tra lại tài khoản, các khách hàng này lại ngớ người ra vì điện thoại vẫn trừ nghiến mất 15.000 đồng.
Thế nhưng khi chương trình vừa mở, một số người đã nhắn tin ngay và ngay sau đó bị báo lỗi như sau: "Bạn cần kiểm tra lại cú pháp tin nhắn và đầu số dịch vụ". Mặc dù vậy, khi kiểm tra lại tài khoản, các khách hàng này lại ngớ người ra vì điện thoại vẫn trừ nghiến mất 15.000 đồng.
Hí hửng soạn tin mua vé xem phim tại rạp Galaxy trên website của Qbata nhưng nhiều khách hàng ngậm ngùi vì không mua được vé mà vẫn mất tiền phí tin nhắn oan (15.000 đồng/tin). |
“Tôi đã thử nhắn tới 2 lần và kết quả vẫn là như vậy, không mua được vé và vẫn bị trừ tiền, dù lúc đó trên website, số lượng bán mới chỉ là 4/200 vé. Có thể đây là hình thức gian lận để người dùng nhắn lại, “ăn quỵt” tiền tin nhắn chăng?” – bạn Ngà băn khoăn.
Không riêng gì bạn Ngà, trên mạng xã hội facebook, hàng loạt người cũng “tố” việc nhắn tin mua vé bất thành trên website của Qbata.
Một bạn gái có nick Pe Den viết: “Đã 2 lần ra deal, click mua 3 lần, mất 45k mà không thành công”, từ đó, bạn rút ra kinh nghiệm xương máu: lần sau “không dại nữa”.
Cùng tâm trạng, bạn Hoàng Nguyễn kể: “Mình nhắn vừa đúng lúc 15h30 vẫn “sai cú pháp hoặc không có dịch vụ”, vẫn bị trừ tiền, gọi tới số hỗ trợ mất thêm 7.000 đồng nữa”. Còn bạn Ngo Hong Phuc thì thông tin với các bạn của mình trong sự bức xúc “3h37 cháy hàng”.
Để rồi bạn Tony Long Quyết Thắng phải thốt lên: “Thu bộn tiền từ cái trò này! Kinh thật!”
Qbata giảm tiền phí tin nhắn để người mua… đỡ xót?!
Theo phản ánh của bạn đọc, phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đại diện của Qbata trong Tp.HCM.
Ông Nguyễn Ngọc Tâm, phụ trách maketting của Qbata giải thích: Trước khi mở bán, công ty đã quảng bá thông tin rộng rãi ở rất nhiều nơi, trong khi số lượng vé bán chỉ dừng lại ở con số 200 vé nhưng số lượng tham gia mua thì nhiều vô kể. Khi trên màn hình website hiện lên số lượng vé đã bán là 4/200, cùng một thời điểm sẽ có hàng nghìn khách hàng nhắn tin mua, như thế số lượng 196 vé còn lại bán hết trong tích tắc”. Như vậy, ai nhanh chân hơn thì mua được, còn chậm hơn thì không mua được.
Ông Tâm cũng chia sẻ: “Chúng tôi hiểu cảm giác không mua được hàng nhưng vẫn mất phí tin nhắn. Nhưng Qbta đã lưu ý trước với khách hàng. Trên website có ghi rõ: Quý khách vui lòng kiểm tra lại số lượng đã bán trên web trước khi nhắn tin mua deal… Khách hàng đã nhắn tin đi, có mua được vé hay không thì vẫn bị trừ tiền”.
Cộng đồng Facebook "đánh hội đồng" website Qbata (Ảnh chụp màn hình) |
Sau những lời than thở này, thay vì 15.000 đồng/tin, Qbata đã giảm phí tin nhắn xuống còn 3.000 đồng/tin, để nếu khách hàng có không mua được hàng nhưng vẫn bị trừ phí thì....đỡ xót! |
Theo ông Tâm thì muốn mua được vé thì khách hàng phải bấm F5 liên tục để cập nhật số lượng vé đã mua, từ đó có phương pháp nhanh tay nhắn tin. Tuy nhiên, như thực tế đã chứng minh: dù cho số lượng vé còn nhiều, lên tới 196/200 chiếc thì cũng không ai dám khẳng định rằng: bạn sẽ mua được vé hoặc bạn không những không mua được mà còn bị trừ tiền.
Hiện tại, sau những bức xúc và than thở của nhiều người mua do bị “trừ tiền phí SMS oan”, Qbata đã quyết định rút số tiền phí tin nhắn xuống còn 3.000 đồng/tin.
“Thay vì xót số tiền đó (15.000 đồng), khách hàng giờ chỉ mất 3.000 đồng/tin. Như vậy sẽ dễ chịu hơn nếu mất phí” – ông Tâm nói.
Có thể thấy, hình thức nhắn tin để trúng thưởng, nhắn tin để mua hàng từ lâu đã được nhiều hãng viễn thông di động cũng như các trang website thương mại điện tử áp dụng. Bởi tính tiện dụng, dễ dàng, nhanh chóng, chiêu thức này đã “hớp hồn” nhiều “tín đồ” online. Tuy nhiên, tính minh bạch, công khai của các trò chơi này vẫn là còn là một dấu chấm hỏi.
Mọi ý kiến phản hồi xin gửi về toasoan@giaoduc.net.vn.
Hà Nhi