Phát hiện bất ngờ: Qbata chưa đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử

28/04/2012 06:00
Hân Ni
(GDVN) - Với mỗi tin nhắn cước 15.000 đồng, Qbata thu về 6.000 đồng. Thử làm một phép tính nhẩm, sau mỗi đợt mở bán Deal, Qbata kiếm được lợi nhuận bao nhiêu?
“Lần đầu tiên tôi nghe có hình thức thanh toán bằng SMS”

Là một website kinh doanh theo mô hình mua hàng theo nhóm Groupon, đưa ra các deal giảm giá bất ngờ để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, website này chưa có tên trong danh sách các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã đăng ký với Bộ Công Thương.

Một cán bộ Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho biết: Qbata chỉ là một website thương mại bình thường, chưa đăng ký làm sàn TMĐT (chịu sự quản lý của Bộ Công Thương) như một số website khác (vatgia.com, 123mua.vn, chodientu.vn,…).

Khi nhắc tới hình thức nhắn tin để mua hàng qua mạng mà Qbata đang áp dụng, vị cán bộ này cho biết: “Hiện tại, đây là lần đầu tiên, tôi nghe thấy có hình thức thanh toán qua SMS như thế này. Các cơ sở kinh doanh khác chỉ dùng SMS để xác minh lại (confirm) đơn đặt hàng giúp khách hàng dễ dàng lưu lại trên điện thoại di động của mình, chứ không dùng làm phương tiện để thanh toán”.

“Hiện tại, đây là lần đầu tiên, tôi nghe thấy có hình thức thanh toán qua SMS như thế này. Các cơ sở kinh doanh khác chỉ dùng SMS để xác minh lại (confirm) đơn đặt hàng giúp khách hàng dễ dàng lưu lại trên điện thoại di động của mình, chứ không dùng để thanh toán" - Cán bộ Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương cho biết.
“Hiện tại, đây là lần đầu tiên, tôi nghe thấy có hình thức thanh toán qua SMS như thế này. Các cơ sở kinh doanh khác chỉ dùng SMS để xác minh lại (confirm) đơn đặt hàng giúp khách hàng dễ dàng lưu lại trên điện thoại di động của mình, chứ không dùng để thanh toán" - Cán bộ Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương cho biết.

Qua khảo sát các mạng mua chung đang khá phổ biến tại Việt Nam được nhiều người tiêu dùng quan tâm, thực tế cũng ghi nhận: Ít có website TMĐT nào sử dụng phương thức thanh toán bằng tin nhắn như chương trình mua vé xem phim của Qbata.  

Hầu hết các website TMĐT khác khi có một chương trình khuyến mại giá tốt, đều tổ chức bằng hình thức đăng ký miễn phí online qua mạng. Sau đó, để sở hữu một mặt hàng nào đó, khách hàng phải thanh toán tiền bằng các hình thức như PayPal, Payoo, tiền mặt trực tiếp, chuyển khoản ngân hàng, nganluong.vn....

Bà Cồ Minh Huyền, bộ phận truyền thông của công ty Peacesoft, đơn vị quản lý của sàn TMĐT mua theo nhóm 1Top.vn cho biết: Các khách hàng tham gia mua sắm trên 1Top, ngoài việc thanh toán trả tiền cho sản phẩm, sẽ không chịu thêm bất cứ một mức phí nào khác. Việc đăng ký được thực hiện trên mạng và hoàn toàn không thu tiền cho khoản đăng ký này. Bà nhấn mạnh: “chỉ khi nào, khách hàng nhận được hàng, họ mới phải trả tiền. Thậm chí nếu hàng hóa không như mong đợi, khách hàng hoàn toàn có thể trả lại hàng và lấy lại tiền” – bà Huyền nói.

Một số lãnh đạo của các website TMĐT uy tín khác cũng khẳng định: Không bao giờ có trường hợp khách hàng không mua được hàng mà vẫn mất tiền oan (dù chi phí đó là rất nhỏ, 15.000 đồng hoặc 3.000 đồng) như chương trình Qbata đang thực hiện.

Lợi nhuận bao nhiêu sau mỗi tin nhắn?

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Tâm, phụ trách maketing của Qbata: Vào cùng một thời điểm khi Deal bán vé xem phim Galaxy của Qbata mở bán có tới “hàng ngàn hay vài ngàn người khác” cùng nhắn tin. Và theo quy định của chương trình thì chỉ 200 người đầu tiên nhanh chân nhắn tin sớm mới mua thành công được vé xem phim, còn hàng nghìn hay vài ngàn người khác nhắn tin sau đó dù không mua được vé vẫn bị trừ tiền.

Những người đã chơi ở 3 tuần bán hàng đầu tiên trong chương trình “Galaxy Cinema - Phiếu xem phim - Giảm giá 81%” (lần 1, lần 2 và lần 3) của Qbata, bắt đầu từ ngày 23/03/2012 phải bỏ ra 15.000 đồng/tin, còn những người tham gia trong chương trình tiếp theo từ lần 4 trở đi cho tới thời điểm hiện tại (lần 6) mất 3.000 đồng/tin nhắn.

Với mỗi tin nhắn cước 15.000 đồng, Qbata thu về 6.000 đồng. Thử làm một phép tính nhẩm, sau mỗi đợt mở bán Deal, Qbata kiếm được lợi nhuận bao nhiêu khi có hàng nghìn người tham gia nhắn tin mua hàng. (Ảnh minh họa)
Với mỗi tin nhắn cước 15.000 đồng, Qbata thu về 6.000 đồng. Thử làm một phép tính nhẩm, sau mỗi đợt mở bán Deal, Qbata kiếm được lợi nhuận bao nhiêu khi có hàng nghìn người tham gia nhắn tin mua hàng. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy rằng, deal vé Galaxy bán với giá 15.000 đồng (ở lần 1, lần 2, lần 3) hoặc 3.000 đồng (ở những lần sau đó) thì số tiền thực thu của việc bán vé sẽ là 15.000 đồng x 200 deal hoặc 3.000 đồng x 200 deal, Qbata sẽ thu lời rất ít, hoặc có thể là không có.

Tuy nhiên, với cách thức nhắn tin mua hàng qua mạng, theo chia sẻ của đại diện website Qbata thì: Mỗi tin nhắn 15.000 đồng, nhà mạng lấy đi 55%, đơn vị cho thuê đầu số lấy 20%, QBata còn lại chưa đầy 6.000 đồng/1 SMS.

Giả sử khi deal mở bán có tới hàng nghìn người nhắn tin (như Qbata đã thừa nhận) và dĩ nhiên, theo nguyên tắc thì chỉ có 200 người mua được, còn lại bị chậm chân, không mua được và sẽ vẫn mất tiền. Vậy làm một phép tính nhẩm đơn giản, Qbata sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ việc mua bán qua SMS này?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng nhận xét: “Đây là một hình thức chào hàng, kinh doanh qua mạng, đánh vào lòng tham của người tiêu dùng. Khi mua hàng hóa trên các phương tiện thông tin điện tử hiện nay, người tiêu dùng phải hết sức thận trọng trước khi quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ trên hệ thống điện tử, internet, truyền hình,… tránh trường hợp có thể bị lừa hoặc rơi vào những cái bẫy khi hàng hóa không được như mình mong muốn hoặc không mua được hàng nhưng mình vẫn mất tiền cho các dịch vụ ấy”.

Có thể bạn quan tâm:
Thú chơi khuyển của các đại gia Choáng với thú chơi của đại gia Việt
Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành" Bảo vệ Người tiêu dùng
Clip - Ảnh ấn tượng Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn
Lình xình ở nhà N05 Vinaconex Gía vàng - ngoại tệ theo ngày


Hân Ni