Đang có những ý kiến đồng tình và phản đối đề án của ông Mai Trọng Tuấn (một cựu phi công quân sự) trước đề án cấm xe 5x5 nhằm giảm ùn tắc giao thông bằng cách cấm xe ôtô cá nhân.
Theo như thông tin trong đề án này thì đối tượng bị hạn chế là nhằm vào ôtô cá nhân lưu thông trên khu vực nội thành của hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó xe ôtô cá nhân sẽ bị cấm lưu thông vào khu vực nội thành 5 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần.
Theo ông Mai Trọng Tuấn ô tô nên nhường đường cho xe máy ( ảnh nguồn internet) |
Xung quanh những ý kiến trái chiều về đề án này, phóng viên báo điện tử giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Mai Trọng Tuấn. Theo như lời ông Mai Trọng Tuấn thì nhiều người đã hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai các mục đích trong đề án của ông.
Nội dung trong đề án của ông Tuấn gửi lên Bộ GTVT thì không có việc phải cấm xe ôtô cá nhân, ngược lại ông Tuấn chỉ đề nghị là ôtô cá nhân nhường đường cho xe máy.
Trong đề án, ông Tuấn đưa ra sáng kiến chỉ ôtô cá nhân nhường đường xe máy 5giờ/ngày, cả sáng và chiều. Còn về cụ thể giờ nào thì do Bộ GTVT, sở GTVT của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xem xét. “Vì tôi không làm giao thông nên việc đưa ra thời gian cụ thể để ôtô cá nhân nhường đường xe máy như thế nào là do người làm, những chuyên gia về giao thông lựa chọn” – ông Tuấn nói.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam ông Tuấn cũng cho biết mốc giới nội thành ngoại thành để áp dụng chế tài ô tô cá nhân nhường đường cho xe máy cũng là do sở GTVT mỗi thành phố quy định riêng.
Ý tưởng khi ông Tuấn đưa ra đề án này bắt nguồn từ con số xe ô tô hiện nay tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 10%. Trong khi đó xe máy gấp 10 lần, nhưng chiếm diện tích đường thì ô tô chiếm 50%. Ông Tuấn cho rằng:
“Chỉ với con số 10% số lượng phương tiện mà lại chiếm trên 50% diện tích đường thì khi những phương tiện này không lưu thông thì giờ cao điểm thành phố sẽ có thêm diện tích đường gần như gấp đôi”.
Cũng theo lời ông Tuấn thì việc cho rằng xe máy là nguyên nhân gây ùn tắc là “oan” cho xe máy. Vì xe máy cơ động hơn ôtô nhiều lần khi gặp đoạn đường ùn tắc ngay lập tức xe máy có thể quay đầu chuyển hướng để tránh ún tắc giao thông điểm đó. Trong khi đó ô tô thì không thể ngay lập tức chuyển hướng, nếu chuyển hướng cũng sẽ gây ùn tắc cho phương tiện phía sau.
Tác giả đề án 5x5 " lùi một bước để tiến hai bước" |
Quanh những ý kiến của một số chuyên gia đánh giá về việc hạn chế xe ôtô nghĩa là kéo lùi bước tiến của xã hội. Ông Tuấn nhận định: “Nghĩ như vậy là sai vì trước đây Hà Nội được khách du lịch biết đến là thành phố xe đạp, đường hẹp xe đạp nhiều hơn xe máy bây giờ nhưng không bao giờ tắc, chúng ta đã đi ngược lại sự phát triển, đáng nhẽ đường xá cơ sở hạ tầng giao thông phải phát triển trước khi phương tiện xuất hiện” .
Khi nói đến việc phí giao thông đối với ô tô xe máy ông Tuấn bày tỏ: “Theo ý kiến cá nhân tôi thì không nên thu phí đối với ôtô xe máy”. Đồng thời ông Mai Trọng Tuấn cũng cho biết số tiền 18.000 nghìn tỷ đồng đang được thành phố Hồ Chí Minh bỏ ra để đầu tư vào việc thu phí bằng điện tử cho phương tiện cá nhân vào trung tâm là không thỏa đáng.
Theo như ý kiến riêng của mình ông Tuấn bày tỏ không phải người dân nào có ôtô cũng coi là giầu. Vì nhiều người sử dụng ô tô là phương tiện kinh doanh, là nơi thu nhập chính của cả gia đình.
Theo ông Tuấn không nên thu phí ô tô xe máy |
Theo ông Tuấn việc hạn chế ô tô cá nhân hay nói cách khác là việc ô tô nhường đường xe máy khoảng 5 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần là làm lùi bước tiến xã hội là sai. “Có những lúc nên lùi một bước để tiến hai bước” – ông Tuấn nhận định. Đồng thời theo ông Tuấn việc đó còn hơn là đề tình trạng giao thông bức bách, ùn tắc như hiện nay sẽ làm nền kinh tế suy giảm hơn.
Lùi một bước ở đây chính là thời gian để Bộ GTVT và ngành giao thong vận tải các địa phương hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo đám ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Ông Mai Trọng Tuấn khẳng định: Chỉ cần sở GTVT hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng ra vận động, điều chỉnh và quy định ôtô nhường đường cho xe máy 5giờ/ngày, 5 ngày/tuần theo đề án của ông sẽ có hiệu quả ngay tức khắc, sẽ không tốn kinh phí nào.
Ông Tuấn cho rằng việc thử thay đổi giờ làm, thu phí còn có thể làm được thì tại sao không thử tuyên truyền để người dân hạn chế ô tô cá nhân, nhằm giảm ùn tắc đường như hiện nay.