“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các cụ ta xưa đã đặt tầm quan trọng của đôi mắt và bàn tay với từ “giàu” bởi hai bàn tay thì giúp ta làm giàu về vật chất còn đôi mắt lại giúp tâm hồn ta giàu có nhờ được ngắm nhìn cuộc sống phong phú muôn màu.
Vậy nên chỉ cần thiếu đi một bộ phận cũng đủ làm cho cuộc sống khó khăn vô vàn rồi thế mà với anh Nguyễn Văn Đức - Mai Dịch – Cầu giấy – Hà Nội lại không có được cả hai. Nhưng khi biết câu chuyện của anh thì sẽ có thêm một minh chứng về năng lực phi thường của con người.
Vậy nên chỉ cần thiếu đi một bộ phận cũng đủ làm cho cuộc sống khó khăn vô vàn rồi thế mà với anh Nguyễn Văn Đức - Mai Dịch – Cầu giấy – Hà Nội lại không có được cả hai. Nhưng khi biết câu chuyện của anh thì sẽ có thêm một minh chứng về năng lực phi thường của con người.
Khó ai có thể tin được chàng trai này có thể đi học, học chữ nổi mà không có đôi tay, đôi mắt. |
Sinh năm 1970, là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em. Bố mẹ công tác trong bệnh viện 198 nên thuở nhỏ gia đình anh sống nhờ trong bệnh viện. Khi anh đang học lớp 6 của hệ cũ 10 năm thì một tai nạn bất ngờ ập đến. Lúc đun than tổ ong, anh không biết trong than vẫn bị sót lại kíp mìn khi người ta khai thác, vô tình anh móc chạm vào gây nổ và hậu quả là anh bị hỏng luôn 2 mắt và cụt cả 2 bàn tay.
Một cậu bé 12 tuổi tuy chưa ý thức nhiều nhưng biết rất rõ thế nào là tối tăm, là đau đớn và anh hiểu từ đây mình sẽ phải xa thầy, xa bạn và dở dang chuyện học hành. Nửa năm nằm trong bệnh viện 198 và Viện Mắt mới có thể làm cho vết thương của anh bớt đau và dần liền lại.
Sau một khoảng thời gian dài nỗi buồn mới nguôi ngoai, anh bắt đầu tự tập phục hồi chức năng. Dần dần rồi anh cũng đã tự làm được hầu hết mọi việc từ quét dọn, giặt giũ rồi nấu ăn đến chăn nuôi gà để phụ giúp bố mẹ. Anh khâu một miếng nhựa vào bao tay bằng chun tựa như một đầu ngón tay giả để làm những việc cần sự chính xác nhiều hơn chút như là bấm phím điện thoại hay đánh máy vi tính…
Học chữ nổi bằng môi
Thương cụ bà 93 tuổi bại liệt, đói khát, con ngu ngơ
Nghẹn lòng người chị già, cả đời nuôi em điên dại
Ba cô gái "giàu có" sau những chuyến đi từ thiện
Năm 1999 anh đã được hội người mù khảo sát để trở thành hội viên của hội nhưng sau bao năm nhốt mình trong nhà anh không muốn và cũng không đủ tự tin để bước ra thế giới bên ngoài nữa.
Đến khi bố anh mất mà vợ thì chưa có việc làm, con còn nhỏ gia đình anh thực sự trải qua những ngày tháng khó khăn vì hầu hết thu nhập của cả gia đình dựa vào đồng lương của bố và lúc đó hội lại chính là chỗ dựa cho anh. Anh được động viên và được hội xét trợ cấp đột xuất mỗi tháng 50.000 đồng.
Anh Đức nhớ lại đầy xúc động: “50 nghìn hồi đó cũng có giá lắm nhất là khi nó góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế gia đình tôi lúc đó. Cứ nghĩ tuy đã là hội viên chính thức mà mình chẳng tham gia buổi sinh hoạt nào trong khi hội lại quan tâm tới mình như vậy tôi thấy cũng áy náy nên từ năm 2002 tôi bắt đầu chịu khó đến hội”.
Lúc đầu anh chỉ ngồi 1 chỗ chứ chẳng giao lưu với ai, dần dần thấy mọi người đồng tật mà đều rất lạc quan lại thêm có sinh viên tình nguyện ra sức khích lệ mà anh dần dần dám phát biểu rồi cầm micro hát hò.
Với anh bây giờ thì mỗi buổi sinh hoạt hội anh đều không bỏ lỡ thậm chí còn tham gia rất nhiệt tình vì anh không chỉ có được niềm vui bên những người đồng tật mà nhiều buổi sinh hoạt có diễn giả tới nói chuyện về mọi mặt đời sống giúp anh cập nhật được rất nhiều thông tin đồng thời học hỏi được thêm nhiều kiến thức khác nhau.
Với anh bây giờ thì mỗi buổi sinh hoạt hội anh đều không bỏ lỡ thậm chí còn tham gia rất nhiệt tình vì anh không chỉ có được niềm vui bên những người đồng tật mà nhiều buổi sinh hoạt có diễn giả tới nói chuyện về mọi mặt đời sống giúp anh cập nhật được rất nhiều thông tin đồng thời học hỏi được thêm nhiều kiến thức khác nhau.
Với một người vừa mù vừa cụt tay như anh không ai nghĩ anh có thể học chữ nổi nhưng thấy người ta học anh cũng hơi tò mò không biết chữ nổi (chữ dành cho người khiếm thị - PV) nó thế nào vì vậy anh cứ lân la hỏi thăm từng người. Anh chợt thấy hứng thú và cũng thử học xem sao. Chẳng cần chờ có lớp, anh thường tranh thủ lên hội để hỏi những người ở đó.
Anh Trương Văn Doanh là 1 trong số những người đầu tiên dạy chữ nổi cho anh Đức nhận xét: “Lúc đầu thấy Đức như vậy tôi cũng hơi ngại vì nghĩ Đức mà có học được cũng mất rất nhiều thời gian nhưng thấy Đức quyết tâm mà cũng rất chịu khó, tiếp thu nhanh nên tôi thấy dạy cho Đức cũng bình thường như với những người khác thôi”.
Anh bắt đầu từ việc học đọc nhưng không phải bằng tay như bình thường mà bằng môi. Anh Đức chia sẻ: “Tôi phải mất vài tháng thì môi mới có cảm giác với chữ nổi rồi mới bắt đầu nhận diện được mặt chữ và dần dần cũng đọc được tuy rằng không nhanh”. Nhanh chậm với anh nào quan trọng gì vì với anh đọc được chữ đã là một kỳ tích rồi. Anh lại mất thêm vài tháng nữa để tập viết và anh cũng thành công.
Đi học trở lại ở tuổi gần 40
Ở cái tuổi gần 40 mấy ai còn nghĩ đến chuyện học hành nhất là khi điều đó chẳng giúp gì nhiều cho công danh sự nghiệp của mình vậy mà anh Đức lại muốn được đi học. Anh bắt đầu học lại lớp 8 Trung học cơ sở năm 2008 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố, năm nay anh đang học lớp 12 và sắp tới sẽ tốt nghiệp.
Ở cái tuổi 40 này, nhưng anh Nguyễn Văn Đức vẫn muốn đi học với ước mơ:“Tôi đi học không phải vì có tham vọng này kia đâu mà chỉ đơn giản là vì tôi nghĩ mình muốn dạy con cái thì cũng phải có kiến thức chứ không làm sao mà lý luận được với bọn trẻ con bây giờ". |
Với phẩm chất cần cù, ưa tìm tòi và nhất là luôn nỗ lực hết mình trong học tập nên kỳ nào anh cũng nhận được giấy khen của nhà trường. Anh Đức cho biết là năm học này anh đang phấn đấu để cả 2 kỳ đều được học sinh giỏi và như thế thì anh sẽ có cơ hội được xét tuyển vào một trường đại học.
“Tôi đi học không phải vì có tham vọng này kia đâu mà chỉ đơn giản là vì tôi nghĩ mình muốn dạy con cái thì cũng phải có kiến thức chứ không làm sao mà lý luận được với bọn trẻ con bây giờ”, anh Đức tâm sự.
“Tôi đi học không phải vì có tham vọng này kia đâu mà chỉ đơn giản là vì tôi nghĩ mình muốn dạy con cái thì cũng phải có kiến thức chứ không làm sao mà lý luận được với bọn trẻ con bây giờ”, anh Đức tâm sự.
Hàng ngày, đi học anh phải dùng máy ghi âm để ghi lại lời thầy cô trên lớp rồi về nhà sẽ nghe lại đồng thời viết lại lên máy vi tính và cứ thế đó là cách để anh thực hiện ước nguyện giản dị của mình.
Điểm nóng |
|
Khánh Vân