Một vị tướng trong chiến tranh oai dũng ra trận, đã từng nắm trong tay hàng sư đoàn, quân đoàn hay có khi chỉ “một mình” với nhiều mưu lược chiến trận, góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng, cùng toàn dân toàn quân chiến thắng kẻ thù xâm lược, hoàn thành sứ mạng được Tổ quốc trao phó, khi nghỉ hưu thời bình sẽ ra sao? Có gì đặc biệt trong cuộc sống của họ? Tính cách “tướng” được thể hiện ra sao trong đời sống thường ngày? Những mối quan tâm của họ: thời cuộc, gia đình, bạn bè, đồng đội, quan điểm về hạnh phúc... kể cả những sở thích riêng tư không có điều kiện thực hiện trong thời chiến sẽ như thế nào?
Từ những suy tư ấy, tác giả Việt Văn đã tìm cách để với mỗi vị tướng có cách tiếp cận khác nhau, làm sao để nổi bật được tính cách của họ, sự riêng biệt của từng người, không trùng lặp. Đó là những bức chân dung cận cảnh ở nhiều góc độ, nhiều thời điểm khác nhau, khi mặc lễ phục, khi sinh hoạt đời thường... Hay những vật kỷ niệm, di vật thời chiến: bút, sổ tay, nhật ký, thư gia đình, tăng, võng, bi-đông, quân phục... Và những khoảnh khắc ấm áp trong gia đình, những thời khắc suy ngẫm riêng tư...
|
Trung tướng Phạm Xuân Thệ, sinh năm 1947 tại Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam.. Nhập ngũ năm 1967. Trong kháng chiến chống Mỹ, chức vụ, quân hàm cao nhất của ông là Đại úy, Trung đoàn phó E66. Năm 1991, Sư đoàn trưởng F304. Năm 1995, Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2. Năm 2002, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1, đến tháng 1/2008 ông nghỉ hưu. Trung tướng Phạm Xuân Thệ được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý như Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng ..Và tháng 4.2011. ông được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước. |
|
Trung tướng Phạm Xuân Thệ là người áp giải Tổng thống chính quyền Sài Gòn ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng quân cách mạng. Đại úy Phạm Xuân Thệ ngày ấy, bây giờ là Trung tướng Phạm Xuân Thệ, |
|
"Tôi nhập ngũ vào ngày 5/8/1967, lúc đó ước mơ trở thành một sĩ quan đã là một ước mơ lớn, làm chỉ huy là ước mơ quá lớn. Nhưng rồi qua chiến trận, qua sự trưởng thành thử thách trong chiến đấu, dần dần tôi đã được cấp trên tín nhiệm giao cho các vị trí chỉ huy lần lượt từ cấp trung đội (B phó) lên dần Đại đội (C trưởng), rồi Trung đoàn (E phó E.66), Sư đoàn (F trưởng F.304), Tư lệnh Quân đoàn 2, và Tư lệnh Quân Khu 1. Khi đó tôi mới nhập ngũ, được tăng cường vào C11, D9. Trận đánh đầu tiên vào ngày 2/5/1968, với nhiệm vụ tập kích đại đội lính Mỹ ở điểm cao 425, phía tây Khe Sanh. Đơn vị tôi sau khi tiêu diệt địch đã làm chủ trận địa, một số đơn vị rút về phía sau, riêng trung đội của tôi thì được lệnh chốt giữ. Và 2 ngày đêm ác chiến sau đó thật dữ dội vì bộ binh Mỹ tấn công hòng chiếm lại cao điểm. Lần đầu ra trận tôi cũng rất sợ, không biết khi thấy kẻ địch mình sẽ như thế nào. Nhưng rồi khi tiếng súng vang lên khai hỏa trận chiến thì tôi không cảm thấy sợ, mà chỉ nghĩ hãy nhanh chóng phát hiện kẻ địch và tiêu diệt" |
|
Sau khi nghỉ hưu, "trọng trách" hàng ngày vị trung tướng gánh vác chính là việc chăm sóc các cháu |
|
"Nỗi buồn trong tôi chính là khi nghĩ về đồng đội. Nghĩ về những trận chiến mà mình chỉ huy đã không tốt để đồng đội thương vong nhiều. Ví dụ như trận Thượng Đức, khi tôi trở lại nơi đây năm 2010, tôi đã cúi đầu tạ lỗi trước vong linh đồng đội hy sinh nơi này. Trung tướng vừa nhận danh hiệu Anh hùng. Ông thích được gọi là "Tướng trận" hay ..? Tôi thích được gọi là "Cựu chiến binh". Dù là tướng thì cũng vẫn là người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam" - Theo Tuần Việt Nam |
|
Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, cựu Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận 959 |
|
Ông chia sẻ, với mỗi chiến sỹ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam trên đất Lào như ông, "đất nước Lào như quê hương thứ hai của mình". Các chiến sỹ quân tình nguyện đã chiến đấu với tinh thần "làm cách mạng tại Lào không chỉ cho Lào mà cho chính Việt Nam". |
|
Trong những ngày kháng chiến gian khổ đó, đã 3 lần lưỡi hái tử thần tưởng đã chụp được ông. May mắn, ông đã trở về, lành lặn. |
|
Trong bài thơ Gửi miền Nam của nhà thơ Tố Hữu có câu: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận - Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương” để nói về ông. Năm 17 tuổi, anh đã từ chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ. 18 tuổi anh bị thương lần đầu tiên, rất nặng, hỏng một mắt. |
|
21 tuổi Trung uý Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng quân đội; tháng 7/1968 anh được gặp Bác Hồ tại Quân y viện 108. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh học tiếp khoa Sử ĐHTH Hà Nội mà năm xưa bỏ dở và làm luôn luận án tiến sĩ. Giữa năm 1998, anh có quyết định làm Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. |
|
Sau khi về hưu, Thiếu tướng Lê Mã Lương dành nhiều thời gian cho gia đình. Mỗi khi nghỉ ngơi, ông lại tập ngồi thiền |
|
... và đọc sách |
|
Anh hùng LLVTND (tiền thân là các danh hiệu Anh hùng quân đội và Anh hùng LLVT giải phóng miền Nam) là danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước phong tặng cho đơn vị và phong tặng hay truy tặng cho cá nhân trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã lập được "thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân". |
|
Cuộc đời của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước là một chuỗi nối dài những trận đánh. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, hết mặt trận này đến mặt trận khác, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác... Ở bất cứ mặt trận nào, ông cũng là người lính can trường và quả cảm. |
|
Khi Cách mạng Tháng tám bùng nổ, ông tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Từ năm 1946 - 1949, ông hoạt động trong phong trào thanh niên, “đánh nhau” với giặc đói, giặc dốt. Từ giữa năm 1949, ông nhập ngũ và gần 1/2 thế kỉ kể từ đó là kế tiếp những trận đánh không ngừng nghỉ. |
|
Không chỉ với tư cách người lính chiến đấu ngoài mặt trận, khi là Đại biểu Quốc hội (các khoá: VIII, IX, X), ông vẫn tiếp tục “oánh nhau” với tệ quan liêu, tiêu cực và nạn tham ô, nhũng nhiễu của một số cán bộ thoái hóa, biến chất. |
|
Một tờ báo đã viết, ở ông, cái tố chất “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” có lẽ được hình thành bởi ba “lò lửa”. Thứ nhất, ông là người Nghệ An. Cái mảnh đất sông ngắn, núi dài và những dòng sông cứ ồng ộc đổ thẳng tuột ra biển. Cái tính gàn gàn, ngang ngang nhưng cương trực, thẳng thắn, yêu ghét rất rõ ràng, rành mạch là được tạo nên bởi cái địa thế núi non, thời tiết khắc nghiệt nơi khúc ruột miền Trung. Những cơn gió Lào cháy bỏng đã tạo nên khí chất bốc lửa và quyết liệt nơi người xứ Nghệ. Thứ hai là tròn một thập kỉ gắn bó với chiến trường Tây Nguyên. Tinh thần bất khuất, kiên cường, quả cảm, dũng khí Đam San của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã rèn giũa, hun đúc, bồi bổ thêm cho cái tố chất ương ngạnh xứ Nghệ. Và “lò lửa” thứ ba, như lời ông, “cái tính mình giời sinh ra thế”. Từ thuở còn trẻ, ông đã nổi tiếng ngỗ ngược và ngang bướng, học thì ít mà đánh lộn thì nhiều, cứ thấy chuyện bất bằng là quyết không tha. Bây giờ, khi đã ở tuổi ngoài tám mươi, sức đã yếu, quyền lực, chức tước không còn như trước nhưng ở ông, nhiệt huyết vẫn vẹn nguyên. |
|
Và ngày ngày, ông chăm sóc tận tình người phụ nữ đã đi theo ông, trải dài suốt bao cuộc trường chinh nay lâm bệnh, không thể tự đi lại |
ok
Nguyễn Tất Định