Bí kíp võ công: Cửu Âm chân kinh, Cửu Dương thần công (P8)

02/05/2012 14:13
Long Hy
(GDVN) - Trong phim võ hiệp Kim Dung, Cửu Âm Chân Kinh (thuộc về Âm tính - lạnh) dạy các chiêu số võ công để thắng địch. Trong khi đó, Cửu Dương thần công là tu luyện nội công và bảo vệ thân thể.

Cửu Dương thần công là pho sách võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công của Phật môn xuất hiện trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Trung Quốc Kim Dung. Trong tiểu thuyết này, Kim Dung mô tả Cửu Dương thần công là bộ sách luyện nội công trong bộ Kinh Lăng Già mà tác giả là Đạt Ma Sư tổ của Thiếu Lâm tự.

Có nhiều người học được một phần hoặc toàn phần Cửu Dương thần công, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn Cửu Dương thần công nguyên bản. Trương Vô Kỵ khi bị kẻ thù truy đuổi trên núi tuyết Côn Luân đã vô tình lạc vào thung lũng nơi có con vượn bị nhét bộ sách Cửu Dương thần công vào bụng. Cũng vì nuốt bộ sách, nên con vượn già đã mang bệnh suốt trăm năm. Trương Vô Kỵ đã mổ bụng cứu vượn và vô tình học được toàn bộ nội công Cửu Dương thần công.
Trương Vô Kỵ dùng nội công này đẩy toàn bộ hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng đang đe dọa mạng sống của mình, đồng thời trở thành người có nội lực hùng hậu nhất. Sau này, cùng với võ công Càn khôn đại nã di, Vô Kỵ đã trở thành cao thủ võ công tuyệt đỉnh trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký. Trước khi rời khỏi hẻm núi hoang này, Vô Kỵ đã chôn bộ kinh trong hẻm núi và sau đó không ai còn nghe về hành trình của bộ sách này.
Trương Vô Kỵ dùng Cửu Dương thần công đánh lại Diệt Tuyệt Sư Thái.

Theo mô tả của Kim Dung, nếu như Cửu Âm chân kinh (thuộc về Âm tính - lạnh) là sách dạy các chiêu số võ công để thắng địch thì Cửu Dương thần công lại là bộ sách tu luyện nội công và bảo vệ thân thể. Khi luyện thành, trong mình người học sẽ có nội công Cửu Dương thần công mang tính Dương (nóng). Cửu Dương thần công có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài.

Vì thế, Trương Vô Kỵ luôn được sự bảo vệ của Cửu Dương thần công và không bị bất kỳ một nguồn nội lực hay độc tính nào xâm phạm. Ngoài Trương Vô Kỵ, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Quách Tương, Vô Sắc, còn có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm cũng là cao thủ về Cửu Dương thần công.

Cửu Âm Chân Kinh gắn liền với yêu nữ Chu Chỉ Nhược.
Cửu Âm Chân Kinh gắn liền với yêu nữ Chu Chỉ Nhược.

Cửu Âm chân kinh là tên gọi của một bộ sách võ công, xuất hiện trong bộ Xạ điêu tam khúc của nhà văn Trung Quốc Kim Dung.

Khái niệm Cửu âm chân kinh lần đầu xuất hiện trong bộ truyện Anh hùng xạ điêu (tiểu thuyết đầu tiên của bộ Xạ điêu tam khúc), qua lời kể của Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh về lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa đảo. Theo lời kể của Lão Ngoan đồng, người viết nên Cửu âm chân kinh là Hoàng Thường mà nguyên nhân sâu xa là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm.


Trương Vô Kỵ dùng Thái Cực Quyền để hóa giải Cửu Âm Chân kinh của Chu Chỉ Nhược.

Hoàng Thường đã viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp.

Trước thời kỳ xảy ra những nội dung chính của câu chuyện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, có năm người võ công cao siêu nhất cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh nhau Cửu âm chân kinh gồm Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công, và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương. Võ công của Vương Trùng Dương cao nhất và giành được Cửu âm chân kinh. Vương Trùng Dương trước khi chết đã ghi lại một phần nội dung Cửu âm chân kinh trong thạch động Hoạt tử nhân mà Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai người có duyên luyện được bí kíp này.

Cũng trong truyện Kim Dung, ngoài Mai Siêu Phong ra, trong tiểu thuyết của Kim Dung chỉ có Dương Khang (đã bái Mai Siêu Phong là sư phụ), Chu Chỉ Nhược phái Nga Mi và truyền nhân phái cổ mộ (cô gái áo vàng trong Ỷ thiên đồ long ký) là có sử dụng võ công này.
Tâm điểm showbiz Việt
Bước nhảy Hoàn vũ 2012

Vietnam's Got Talent 2012
'ĐẶC SẢN' của Giaoduc.net.vn
Bản tin sao Việt
ĐỘC ĐÁO - chỉ có ở Giaoduc.net.vn
Thi ảnh Gương mặt Nữ sinh trong mơ
Khoảnh khắc có 1-0-2 của sao Việt
Sao Việt và những người bạn "cắn đôi con chấy"   Lỗi ngớ ngẩn trong phim nổi tiếng
Phim kiếm hiệp Kim Dung   Tây Du Ký - chuyện chưa bao giờ kể
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Đàm Vĩnh Hưng
Hồ Ngọc Hà
Tăng Thanh Hà
Thủy Tiên
Văn Mai Hương Minh Hằng
Jennifer Phạm Ngọc Trinh
Long Hy