Bé 3 tuổi hát “tìm lại bầu trời”: “Đừng làm mất bầu trời riêng của bé"

08/05/2012 07:02
Hoàng Lực
(GDVN) - Đó là chia sẻ đầu tiên của TS Nguyễn Kim Quý (Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em) trong cuộc trò chuyện ngắn với phóng viên báo điện tử GDVN xung quanh câu chuyện này.

Trong câu chuyện về cư dân mạng những ngày qua đang 'sốt xình xịch' với clip về một bé gái 3 tuổi đang líu lô hát ca khúc “Tìm lại bầu trời” trên xe ô tô. Trong đoạn clip dài 4 phút  một bé gái 3 tuổi (được gọi với tên thân mật là bé Dế) đang thích thú, hát lại lời bài hát “Tìm lại bầu trời” trên nền nhạc của ca sĩ Tuấn Hưng.

Sau khi xem đoạn clip được báo Giáo dục Việt Nam đăng tải đã có nhiều ý kiến trái chiều của độc giả. Có ý kiến cho rằng đó chỉ là một bé gái vui đùa nên hát, thích thú hát, qua đó bộc lộ tài năng của bé nên không có gì đáng nói. Nhưng không ít độc giả tỏ ra không đồng tình khi để các em nhỏ sớm hát những bài hát của người lớn và những từ yêu đương, đau khổ mà chính các em cũng không hiểu...

Cô bé 3 tuổi với biệt danh bé Dế đang làm xôn xao dư luận bằng việc líu lô thể hiện ca khúc " Tìm lại bầu trời"
Cô bé 3 tuổi với biệt danh bé Dế đang làm xôn xao dư luận bằng việc líu lô
 thể hiện ca khúc " Tìm lại bầu trời"

Xoay quanh ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên để các bé sớm tiếp xúc với những bài hát tình yêu đau khổ như vậy. Để có cái nhìn đúng đắn hơn xoay quanh câu chuyện này, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Kim Quý ( cố vấn cao cấp đường dây nóng bảo vệ chăm sóc trẻ em – Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTB&XH).

TS Nguyễn Kim Quý bày tỏ quan điểm không đồng tình với nhận định của nhiều độc giả về việc chỉ nghĩ chuyện cháu bé 3 bộc lộ tài năng bằng việc hát một bài hát có nội dung về tình yêu về sự đau khổ chia ly trong tình yêu như nội dung ca khúc “Tìm lại bầu trời”.

“Người ta có thể tìm tài năng con mình bằng những ca khúc dân ca, bài hát về trường lớp, cha mẹ không thể cho rằng phải hát bài hát được người lớn yêu thích mới cho là có tài”- TS Nguyễn Kim Qúy bày tỏ.

Ca khúc “Tìm lại bầu trời” từng là bài hát thuộc top hit được giới trẻ yêu thích trong một thời gian. Nội dung bài hát là câu chuyện chia ly trong tình yêu của chàng trai và cô gái. Lời bài hát, cùng nhịp điệu, nhạc ca khúc mang nỗi buồn sầu của chàng trai sau khi người yêu ra đi.

TS Nguyễn Kim Quý "đừng làm mất đi bầu trời các em"
TS Nguyễn Kim Quý "đừng làm mất đi bầu trời các em"

Với một ca khúc có nội dung như vậy, TS Nguyễn Kim Quý nhận định: “Bài hát đó không bao giờ thuộc về thế giới trẻ em, nó không phải là bầu trời của các em, đặc biệt đó là một bé gái mới 3 tuổi”. TS Nguyễn Kim Quý cho rằng ngoài việc các em không hiểu ý nghĩa lời bài hát, nội dung câu chuyện được truyền đạt trong ca khúc. Nhưng nhịp điệu bài hát ngay từ khi cất nhạc đã không phù hợp với các em. Một bài hát có nhịp điệu buồn da diết như vậy sẽ tác động đến các em.

Theo TS Quý từ trước đến nay những ca khúc dành cho trẻ em luôn có tiết tấu vui nhộn, ca từ bài hát ngắn gọn, dễ hiểu. Mỗi nốt nhạc như bước chân rộn ràng vui tươi của các em đang bước vào cuộc đời với bao mơ mộng. Chủ đề các bài hát dành cho các em cũng là câu chuyện ngắn có ý nghĩa về công cha nghĩa mẹ, ơn nghĩa thầy cô, ca ngợi quê hương đất nước…Qua đó hình thành nhận thức, suy nghĩ nhìn nhận của các em với cuộc sống.

Cư dân mạng phát sốt với clip bé 3 tuổi hát 'Tìm lại bầu trời'

Cư dân mạng phát sốt với clip bé 3 tuổi hát 'Tìm lại bầu trời'

Cũng theo TS Nguyễn Kim Quý ở tuổi của bé gái 3 tuổi trong clip thì thời điểm này các em cũng chưa nhận thức được mình đang hát gì, nghe nhạc gì và nội dung có ý nghĩa như thế nào. Nhưng khi đã thành thói quen, chỉ thích nghe nhạc của người lớn, nghe những bài hát có tiết tấu tương tự, sẽ bị ảnh hưởng về cách nhìn nhận cuộc sống của các em.

T.S Quý đồng tình với một chia sẻ của bạn đọc khi xem clip“tìm lại bầu trời cho bé”. Là người có nhiều năm nghiên cứu, tư vấn về tâm sinh lý trẻ. TS Nguyễn Kim Quý cho biết: “Ở lứa tuồi này người lớn phải là người vẽ cho các em một bầu trời với đầy niềm vui, với tiếng chim ca, bướm lượn, với bài hát vui tươi. Chứ không phải là một bầu trời xám xịt yêu thương đỗ vỡ, khóc lóc…vì thế người lớn đừng làm mất đi bầu trời các em”.

Cũng về việc có nên để các em sớm tiếp xúc với điện thoại của người lớn, TS Nguyễn Kim Quý cho rằng đó là điều không nên. Ở khía cạnh khác TS Qúy cho biết trong điện thoại người lớn hiện nay ngoài chuyện có những ca khuc yêu đương đau khổ sầu não. Không ít người lớn tải lên máy điện thoại của mình những hình ảnh xấu, hình sex thậm chí là 'phim đen'. Câu hỏi đặt ra nếu để các em cầm điện thoại bật nhạc nhưng vô tình bấm vào những hình ảnh xấu, clip đen như vậy sẽ như thế nào?.

Vì thế theo ý kiến của mình TS Nguyễn Kim Quý cho rằng việc hướng các em về những bài hát theo đúng lứa tuổi là việc cần. Âm nhạc cũng là một phương pháp giáo dục các em. Vì thế cha mẹ các em cũng phải lựa chọn những bài hát ca khúc đúng với con mình.


Điểm nóng
Nóng đề án thu phí giao thông Góc ảnh độc giả
Những kiểu ăn mặc lố lăng, phản cảm
Vẻ đẹp thanh tịnh ở những ngôi chùa đẹp nhất VN
Phì cười xem biển quảng cáo
Bấm xem ảnh đẹp
Điểm nóng: Hành trình tổ công tác đặc biệt 142
Bấm xem clip hot
Hoàng Lực