Độc giả này cho biết: “Theo Quy chế của Bộ GD&ĐT, thời gian đào tạo Tiến sĩ không được phép quá 7 năm. Vậy mà mới đây có nghiên cứu sinh (NCS) Phạm Xuân Khánh (cùng trường tôi) đã bảo vệ vào năm thứ 9. Theo Quy chế đào tạo Tiến sĩ do Bộ ban hành (chúng tôi được phổ biến như vậy), thì sau khi hết hạn NCS chính thức, trong vòng tối đa 84 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận NCS (tức là tròn 7 năm) vẫn được phép trình luận án. Tuy nhiên, đến năm 2011 (sang năm thứ 8) anh Khánh mới bảo vệ cấp cơ sở, và năm 2012 (năm thứ 9) bảo vệ cấp Nhà nước”.
Trong Quy chế Đào tạo trình độ tiến sỹ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2009/TT-BGDĐT ngày 07/ 5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), tại chương II về Cơ sở đào tạo, Điều 3 quy định thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.
Và Điều 23 (Những thay đổi trong quá trình đào tạo) quy định rằng: "Thời gian tối đa cho phép trình luận án để bảo vệ là 7 năm (84 tháng) kể từ ngày có quyết định công nhận nghiên cứu sinh. Quá thời gian này, nghiên cứu sinh không được bảo vệ luận án và các kết quả học tập thuộc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ không được bảo lưu".
Tuy nhiên, nếu theo phản ánh của độc giả thì nghiên cứu sinh Phạm Xuân Khánh có thời gian đào tạo tiến sỹ là 9 năm (quá 7 năm như trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo tiến sỹ). Thông tin từ website của Viện Đào tạo sau Đại học cho thấy, vào ngày 16 tháng 02 năm 2012, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức buổi bảo vệ luận án Tiến sỹ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Phạm Xuân Khánh, về đề tài: "Nghiên cứu phát triển bộ điều khiển thông minh ứng dụng trong công nghiệp".
Thông báo trên wesite của trường ĐH Bách Khoa, ngày 16/2/2012, NCS Phạm Xuân Khánh bảo vệ tiến sỹ. |
Liệu có trường hợp NCS Phạm Xuân Khánh đào tạo tiến sỹ 9 năm vẫn được bảo vệ hay không? Và Trường ĐH Bách Khoa có làm sai phạm quy chế của Bộ GD & ĐT trong quá trình đào tạo và cấp bằng tiến sỹ?
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc làm việc với Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mời độc giả đón đọc kỳ 2.
Ngày 15/11/2011, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh ký quyết định về việc xử lý tố cáo tại ĐH Lao động - Xã hội về một trong những sai phạm: Ông Nguyễn Anh Tấn - Phó trưởng phòng đào tạo, bà Nguyễn Thị Huệ - Phó trưởng phòng kế toán và ông Lê Văn Chính - Phó Giám đốc cơ sở Sơn Tây sử dụng bằng tiến sỹ và bằng thạc sỹ khi bằng chưa được công nhận hợp pháp.
Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT đã công bố kết luận kết quả thanh tra và tuýt còi 4 cơ sở liên kết đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ sai quy định. Đó là Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp, Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam, Công ty TNHH ILA Việt Nam và Công ty TNHH dạy nghề đào tạo Quốc tế RAFFLES Việt Nam.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Những cô gái "nóng bỏng" trong đêm chung kết Miss Travel 2012 |
|
ĐIỂM NÓNG |
|