Những bộ phim nổi tiếng gây nhiều tranh cãi (P1)

14/05/2012 06:20
Hải Anh
(GDVN) - Nhiều bộ phim rất nổi tiếng, nhưng vì các lý do chính trị, tôn giáo, dân tộc, bạo lực hay tình dục... đã gây ra nhiều sự tranh cãi chất lượng hay tư tưởng.
Nhục bồ đoàn (Sex and Zen 3D), bộ phim khiêu dâm ăn khách tại Hồng Kông năm 2011 còn hơn cả Avatar, luôn gây tranh cãi và bị cấm chiếu ở nhiều nước, nhận nhiều đánh giá tiêu cực từ giới chuyên môn. Tuy nhiên phim đến 15.6.2011, kiếm được hơn 40 triệu đô la Hồng Kông tại Hồng Kông.
Nhục bồ đoàn (Sex and Zen 3D), bộ phim khiêu dâm ăn khách tại Hồng Kông năm 2011 còn hơn cả Avatar, luôn gây tranh cãi và bị cấm chiếu ở nhiều nước, nhận nhiều đánh giá tiêu cực từ giới chuyên môn. Tuy nhiên phim đến 15.6.2011, kiếm được hơn 40 triệu đô la Hồng Kông tại Hồng Kông.
Cleopatra (1963), bộ phim có chi phí cao nhất của Hollywood và chỉ sau phim Chiến tranh và hòa bình của Liên Xô, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, từng giành 4 giải Oscar. Phim làm nên tên tuổi Elizabeth Taylor nhưng không đoạt doanh thu như mong muốn. Với chi phí 44 triệu USD, nhưng thu về có hơn 57,7 triệu USD. Phim bị cấm ở Ai Cập và nhiều nước thế giới A rập, do bị quy kết cổ súy chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Sau, người Pháp đã cho ra đời bộ sách Asterix and Cleopatra và có hai bộ phim ăn theo năm 1968 và 2002, phim 2002 doanh thu 111 triệu USD thuộc hàng ăn khách nhất tại Pháp.
Cleopatra (1963), bộ phim có chi phí cao nhất của Hollywood và chỉ sau phim Chiến tranh và hòa bình của Liên Xô, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, từng giành 4 giải Oscar. Phim làm nên tên tuổi Elizabeth Taylor nhưng không đoạt doanh thu như mong muốn. Với chi phí 44 triệu USD, nhưng thu về có hơn 57,7 triệu USD. Phim bị cấm ở Ai Cập và nhiều nước thế giới A rập, do bị quy kết cổ súy chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Sau, người Pháp đã cho ra đời bộ sách Asterix and Cleopatra và có hai bộ phim ăn theo  năm 1968 và 2002, phim 2002 doanh thu 111 triệu USD thuộc hàng ăn khách nhất tại Pháp.
The Tin Drum (Cái trống thiếc, 1979), phim điện ảnh Tây Đức, giành cả giải Oscar phim tiếng nước ngoài hay nhất và Cành cọ vàng, phim xuất sắc nhất Giải thưởng phim Đức, dựa theo cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Gunter Grass đoạt giải Nobel văn học năm 1999. Phim mô tả cậu bé bất bình thế giới người lớn đã không thèm lớn và có nhiều cảnh tình dục gây tranh cãi. Bộ phim bị cấm tại Ontario, Canada năm 1980 và thành phố Oklahoma, Mỹ và 1997 tới 2001. Cũng như tiểu thuyết gốc, phim có nhiều phiên bản độ dài khác nhau. Cùng với Paris, Texas (1984), Wings of Desire (1987), Downfall (hợp tác với Ý, Áo năm 2004), Cái trống thiếc là một trong nhưng phim được đánh giá cao nhất về nghệ thuật của điện ảnh Đức.
The Tin Drum (Cái trống thiếc, 1979), phim điện ảnh Tây Đức, giành cả giải Oscar phim tiếng nước ngoài hay nhất và Cành cọ vàng, phim xuất sắc nhất Giải thưởng phim Đức, dựa theo cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Gunter Grass đoạt giải Nobel văn học năm 1999. Phim mô tả cậu bé bất bình thế giới người lớn đã không thèm lớn và có nhiều cảnh tình dục gây tranh cãi. Bộ phim bị cấm tại Ontario, Canada năm 1980 và thành phố Oklahoma, Mỹ và 1997 tới 2001. Cũng như tiểu thuyết gốc, phim có nhiều phiên bản độ dài khác nhau. Cùng với Paris, Texas (1984), Wings of Desire (1987), Downfall (hợp tác với Ý, Áo năm 2004), Cái trống thiếc là một trong nhưng phim được đánh giá cao nhất về nghệ thuật của điện ảnh Đức.
Blind Chance, bộ phim điện ảnh Ba Lan của đạo diễn Krzysztof Kieślowski mà The Double Life of Véronique (1991) gắn với tên tuổi Irène Jacob là bộ phim nổi tiếng nhất của ông, được hoàn thiện năm 1981 nhưng phải đến năm 1987 mới được công chiếu tại Ba Lan, do được xem là liên quan các vấn đề chính trị, giành 2 giải thưởng lớn Liên hoan phim Ba Lan năm 1987, và công chiếu tại Liên hoan phim Cannes cùng năm.
Blind Chance, bộ phim điện ảnh Ba Lan của đạo diễn Krzysztof Kieślowski mà The Double Life of Véronique (1991) gắn với tên tuổi Irène Jacob là bộ phim nổi tiếng nhất của ông, được hoàn thiện năm 1981 nhưng phải đến năm 1987 mới được công chiếu tại Ba Lan, do được xem là liên quan các vấn đề chính trị, giành 2 giải thưởng lớn Liên hoan phim Ba Lan năm 1987, và công chiếu tại Liên hoan phim Cannes cùng năm.
Mật mã Da Vinci, phim 2006 dựa theo cuốn sách nổi tiếng cùng tên, đoạt doanh thu thứ hai ở Mỹ, nhưng bị cấm tại Sri Lanka, Lebanon, Peru, Trung Quốc, Pakistan, một số bang ở Ấn Độ, một số đảo quốc nam Thái Bình Dương. Phim bị phản ứng Vatican và giáo hội Công giáo nhiều nước, tương tự như Giáo hoàng Joan (Die Päpstin) của điện ảnh Đức năm 2009.
Mật mã Da Vinci, phim 2006 dựa theo cuốn sách nổi tiếng cùng tên, đoạt doanh thu thứ hai ở Mỹ, nhưng bị cấm tại Sri Lanka, Lebanon, Peru, Trung Quốc, Pakistan, một số bang ở Ấn Độ, một số đảo quốc nam Thái Bình Dương. Phim bị phản ứng Vatican và giáo hội Công giáo nhiều nước, tương tự như Giáo hoàng Joan (Die Päpstin) của điện ảnh Đức năm 2009.
Andrei Rublev, bộ phim sử thi về thời Trung cổ của điện ảnh Liên Xô hoàn thiện năm 1966, nhưng ngoài một buổi chiếu duy nhất tại Moscow, nó bị cấm đến năm 1971 được công chiếu với thời lượng cắt ngắn. Cùng với Solaris (theo tiểu thuyết của Stanisław Lem), The Mirror , Stalker, thì Andrei Rublev được xem là các tác phẩm nổi danh nhất của đạo diễn tài năng Andrei Tarkovsky, mang màu sắc chủ nghĩa hiện sinh, và gây nhiều tranh cãi.
Andrei Rublev, bộ phim sử thi về thời Trung cổ của điện ảnh Liên Xô hoàn thiện năm 1966, nhưng ngoài một buổi chiếu duy nhất tại Moscow, nó bị cấm đến năm 1971 được công chiếu với thời lượng cắt ngắn. Cùng với Solaris (theo tiểu thuyết của Stanisław Lem), The Mirror , Stalker, thì Andrei Rublev được xem là các tác phẩm nổi danh nhất của đạo diễn tài năng  Andrei Tarkovsky, mang màu sắc chủ nghĩa hiện sinh, và gây nhiều tranh cãi.
Lolita, phim điện ảnh Anh- Mỹ năm 1962, dựa theo cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga Vladimir Nabokov , nội dung xung quanh một người đàn ông trung niên trở nên bị ám ảnh tình dục với một cô gái tuổi teen, do có nhiều cảnh tình dục và khiêu dâm nên bị phản ứng nhiều nơi. Do bị kiểm duyệt khắt khe, nhiều nước không cho công chiếu, và ngay tại Anh, Mỹ, khi phim ra mắt cũng bị cắt xén hoặc giới hạn độ tuổi. Dẫu vậy phim được đánh giá cao về nghệ thuật và giành hay được đề cử nhiều giải quan trọng.
Lolita, phim điện ảnh Anh- Mỹ năm 1962, dựa theo cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của  nhà văn Nga Vladimir Nabokov , nội dung xung quanh một người đàn ông trung niên trở nên bị ám ảnh tình dục với một cô gái tuổi teen, do có nhiều cảnh tình dục và khiêu dâm nên bị phản ứng nhiều nơi. Do bị kiểm duyệt khắt khe, nhiều nước không cho công chiếu, và ngay tại Anh, Mỹ, khi phim ra mắt cũng bị cắt xén hoặc giới hạn độ tuổi. Dẫu vậy phim được đánh giá cao về nghệ thuật và giành hay được đề cử nhiều giải quan trọng.
Người tình (L'Amant), bộ phim điện ảnh Pháp năm 1992 dựa theo tự truyện của Marguerite Duras, kể về câu truyện tình yêu của một cô gái trẻ người Pháp 15 tuổi với một đàn ông gốc Hoa tại Việt Nam năm 1929, được đề cử một số giải thưởng và gây nhiều tranh cãi. Tại Mỹ, do bị cho là phim khiêu dâm, sau khi được kiểm duyệt khắt khe (tương tự như Basic Instinct phát hành cùng năm), phim đã bị cắt xén và giới hạn khi công chiếu.
Người tình (L'Amant), bộ phim điện ảnh Pháp năm 1992 dựa theo tự truyện của Marguerite Duras, kể về câu truyện tình yêu của một cô gái trẻ người Pháp 15 tuổi với một đàn ông gốc Hoa tại Việt Nam năm 1929, được đề cử một số giải thưởng và gây nhiều tranh cãi. Tại Mỹ, do bị cho là phim khiêu dâm, sau khi được kiểm duyệt khắt khe (tương tự như Basic Instinct phát hành cùng năm), phim đã bị cắt xén và giới hạn khi công chiếu.
Xuân quang xạ tiết (Happy Together), bộ phim Hồng Kông đưa Vương Gia Vệ đoạt giải đạo diễn xuất sắc Liên hoan phim Cannes 1997, về đề tài tình yêu đồng tính, nhưng bị cấm công chiếu tại Hàn Quốc trong sáu tháng đầu phát hành, và chiếu hạn chế tại Mỹ. Một bộ phim nghệ thuật nhưng gây nhiều tranh cãi.
Xuân quang xạ tiết (Happy Together), bộ phim Hồng Kông đưa Vương Gia Vệ đoạt giải đạo diễn xuất sắc Liên hoan phim Cannes 1997, về đề tài tình yêu đồng tính, nhưng bị cấm công chiếu tại Hàn Quốc trong sáu tháng đầu phát hành, và chiếu hạn chế tại Mỹ. Một bộ phim nghệ thuật nhưng  gây nhiều tranh cãi.
Lưỡi hái tử thần (Final Destination 4), phim kinh dị của điện ảnh Mỹ, dù đoạt doanh thu tới trên 186 triệu USD, nhưng bị cấm tại Việt Nam và một số nước do chứa đựng nhiều yếu tố bạo lực.
Lưỡi hái tử thần (Final Destination 4), phim kinh dị của điện ảnh Mỹ, dù đoạt doanh thu tới trên 186 triệu USD, nhưng bị cấm tại Việt Nam và một số nước do chứa đựng nhiều yếu tố bạo lực.
Hải Anh