Đau đớn chuyện cả xã chữa bệnh HIV/AIDS bằng ...rượu

14/05/2012 11:54
Xuân Hòa
(GDVN) - "Cứ trong 3 vụ tai nạn giao thông tại đây, sau khi thăm khám lại phát hiện một người mới dương tính với HIV/AIDS".
Rời thành phố Vinh, chúng tôi ngược hướng gần 200 km lên huyện miền núi biên giới Quế Phong. Cái nắng đầu hè ở đây lên đến hơn 40 độ C khiến chúng tôi rát bỏng da thịt. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi toát mồ hôi nhiều hơn cả cái nắng khủng khiếp ở miền tây xứ Nghệ này chính là số người nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Chữa  “ết” bằng rượu

Theo thống kê hiện tại, huyện Quế Phong có 13/14 xã, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Trong đó đứng đầu là xã Đống Văn. Trao đổi với phóng viên, một cán bộ y tế xã lắc đầu ngán ngẩm: ở đây gần như căn bệnh thế kỷ gần như đã nuốt gọn gần hết thanh niên sống trong xã. Được một cán bộ phụ nữ dẫn đường, chúng tôi đi vào vùng mà được ví “ma nhiều hơn người” bởi số lượng người chết và người nhiễm HIV/AIDS nhiều đến nỗi cán bộ phụ nữ và công an xã cũng không nắm rõ được người mắc bệnh.
Mặc dù đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng Đ vẫn chẳng hề hay biết. Vì thế, Đ vẫn không hề tìm cách để phòng tránh cho vợ co.
Mặc dù đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ nhưng Đ vẫn chẳng hề hay biết. Vì thế, Đ vẫn không hề tìm cách để phòng tránh cho vợ co.
Mặc dù đã xác định tư tưởng trước khi vào đây nhưng lúc nhìn ông Vi Thanh Hà - Phó trạm trưởng Trạm y tế xã Đồng Văn ngồi mở danh sách nhẩm tính số người nhiễm và đã chết vì “ết” dài dằng dặc, chúng tôi không khỏi rùng mình sợ hãi.
Theo ông Hà, trong danh sách các trung tâm xét nghiệm chuyển về thì năm 2010, toàn xã phát hiện 52 trường hợp dương tính với vi rút HIV/AIDS. Tháng 1/2011, đoàn xét nghiệm của tỉnh phát hiện thêm được 13 trường hợp. Chỉ trong năm 2010 - 2011, xã Đồng Văn đã có 21 người chết vì “ết”, còn năm 2012, mặc dù chưa thống kê được nhưng chắc cũng không dưới  10 người”.
Cũng theo ông Hà thì con số này chỉ là báo cáo còn trên thực tế thì có thể nhiều hơn nữa, bởi lẽ người dân không biết bệnh “ết” là gì. Đau đớn hơn, có nhà, chồng đi khám về bị “ết” nhưng vẫn vô tư quan hệ với vợ không cần biện pháp phòng tránh nào. Những người đàn bà ở đây cũng chẳng mấy ai biết bệnh “ết” là gì vì vậy khi chồng phát hiện bị bệnh, họ cũng chẳng thèm đi khám. Cùng với đó,  nghèo đói cũng khiến người dân nơi đây không mấy bận tâm đến căn bệnh “ết”.

Mặc dù có chồng vừa mới mất vì căn bệnh AIDS nhưng người phụ nữ này vẫn không biết đó là bệnh gì! và cô cũng rất mơ hồ trong việc phòng ngừa bệnh AIDS.
Mặc dù có chồng vừa mới mất vì căn bệnh AIDS nhưng người phụ nữ này vẫn không biết đó là bệnh gì! và cô cũng rất mơ hồ trong việc phòng ngừa bệnh AIDS.
Có lẽ, chẳng nơi nào bệnh “ết” lại tận triệt con người như nơi đây. Khi PV vào đến một bản có nhiều người nhiễm HIV, một người già trong bản buồn rầu cho biết: “Thanh niên ở bản gần như chẳng còn nữa. Con “ết” nó bắt hết rồi. Giờ chỉ còn vất vưởng mấy mạng già nữa thôi”. Ở đây có những nhà gần như đã bị căn bệnh thế kỷ đã cướp đi sinh mạng cả gia đình. Tại bản Huổi Muồng có gia đình anh LVD, cả vợ chồng và đứa con trai út đã bị chết vì AIDS. Gia đình này giờ chỉ còn mỗi cô con gái đầu năm nay đang học lớp 5 là thoát khỏi bàn tay tử thần. Có gia đình nhà chỉ được hai anh em vừa lấy vợ nhưng cả hai đều đã được phát hiện là bị nhiễm HIV. Vậy mà họ vẫn cứ vô tư sống như chẳng có chuyện gì. Họ cũng chẳng cần để ý tìm biện pháp phòng tránh cho vợ mà vẫn cứ vô tư  “thích thì vợ phải chiều em chứ”.   Tại bản Na Chảo cũng có gia đình cả hai bố con chết cách nhau 2 ngày cũng chỉ vì nhiễm AIDS. Nhưng khi hỏi Đ, người vợ có người chồng vừa chết vì “ ết”: "Chị có biết bệnh “ết” là gì không?", chị D chỉ lắc đầu. Hỏi chị có sợ con ma “ết” trong người chồng chị lây sang chị và bắt chị cùng đứa con chưa đầy năm không, Đ cũng chỉ lắc đầu. Gần như đối với người dân nơi đây, con ma “ết” đối với họ chẳng có gì đáng sợ và họ cũng chẳng hiểu gì về con ma “ết” đang từng ngày tận diệt họ. Còn một số ít những người mơ hồ hiểu được căn bệnh “êt” lại buồn rầu cho biết: “Em cũng có nghe nói qua sự nguy hiểm của bệnh này. Định đưa mình và con đi khám nhưng không có tiền nên để sau vậy”, một phụ nữ có chồng vừa chết vì “ết" nói. Sau khi tiếp xúc với những người dân này, tôi mới tin phần nào câu nói của một cán bộ đã tâm sự trước khi chỉ cho chúng tôi vào đây: “ Ở đây ,đồng bào nghĩ rằng con “ết” là con sâu chui vào bụng làm mình đau nên rủ nhau uống rượu để giết “con sâu ết”...
Ông Mạc Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Quế Phong đang kiểm lại danh sách dài dằng dặc số người nhiễm HIV/AID.
Ông Mạc Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Quế Phong đang kiểm lại danh sách dài dằng dặc số người nhiễm HIV/AID.
HIV/AIDS trở thành đại dịch

"Quế Phong hiện nay là một trong những huyện đứng đầu về số người nhiễm HIV/AIDS của tỉnh Nghệ An.  Năm 2010, toàn huyện có 455 người nhiễm. Năm 2011, con số này tăng lên 600 người, trong đó có 148 người bị AIDS. Đến quý I năm 2012, con số đó lên đến 736 người. Với mức độ người nhiễm HIV tăng nhanh như vậy đã trở thành một đại dịch khủng khiếp tại huyện miền biên này.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm y tế dự phòng huyện Quế Phong, cho đến thời điểm này, tỷ lệ con nghiện và người nhiễm HIV ở đây tăng đột biến lên đến gần 1.000 người. Hiện huyện đang dẫn đầu toàn tỉnh với hơn 246 người nhiễm mới. Điều đáng báo động hơn nữa là số người nhiễm mới lại có độ tuổi ngày càng trẻ từ độ tuổi 20 - 40 tuổi. Trong số những người đã phát hiện bị nhiễm HIV thì độ tuổi này chiếm đến hơn 80%.

Cơn bão "ết" đã khiến bản làng nơi đây trở thành vùng đất chết
Cơn bão "ết" đã khiến bản làng nơi đây trở thành vùng đất chết
Từ trước đến nay, Quế Phong vẫn được mệnh danh là thủ phủ của cây hoa anh túc. Do tập tục lâu đời khó bỏ của người dân cùng với trình độ dân trí thấp, việc hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế khiến huyện Quế Phong trở thành huyện có số người vi phạm về tội mua bán sử dụng ma túy thuộc vào tốp đầu trong các huyện của Nghệ An.

Hiện tại, Quế Phong đang có hơn 1000 con nghiện đã được phát hiện nhưng trên thực tế con số đó còn có thể lớn hơn nhiều. Quế Phong cũng là một trong những nơi cung cấp khá nhiều những “hoa rừng” phục vụ trong nghề mại dâm. Cùng với đó trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện được đầu tư nhiều công trình trọng điểm và đáng chú ý nhất là công trình thủy điện Hủa Na. Chính những công trình này đã đem lại nhiều nguồn thu và mở ra lối sáng cho người dân nơi đây. Nhưng cũng vì vậy, nhiều hộ dân được đền bù tiền không biết làm gì nên đã nhảy vào guồng quay của những tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy và mại dâm", ông Mạc Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Quế Phong thống kê số người nhiễm mới HIV.

Theo ông Lâm, cứ trong 3 vụ tai nạn giao thông tại đây, sau khi thăm khám lại phát hiện một người mới dương tính với HIV/AIDS.

Xuân Hòa