Chùm ảnh: Từ đôi đũa ăn cơm đến iPhone4 "made in"... Trung Quốc

02/07/2011 02:47
(GDVN) – “Nhìn lại cuộc sống, tôi giật mình nhận ra: Hàng Trung Quốc quá nhiều ở Việt Nam. Từ đôi đũa ăn cơm tới chiếc iPhone4 nhái đang tràn ngập thị trường".

(GDVN) – “Nhìn lại cuộc sống, tôi giật mình nhận ra: Hàng Trung Quốc quá nhiều ở Việt Nam. Từ đôi đũa ăn cơm tới chiếc iPhone4 nhái tràn ngập trên thị trường", một chuyên gia kinh tế nhận định.

>> "70% dân Trung Quốc tẩy chay đồ chơi rẻ tiền, lẽ nào mình vẫn dùng?"

Cũng theo nhận định của chuyên gia này, xét về nét văn hóa tương đồng cùng sự gần gũi về vị trí địa lý bao đời nay giữa hai nước, thì đó là hiện tượng dễ hiểu. Tuy nhiên, khi các sản phẩm hàng hóa trong nước đã khẳng định được chất lượng, giá cả; Khi hàng loạt thực phẩm, thiết bị tiêu dùng Trung Quốc giá rẻ đang bị cả thế giới và chính người dân nước này cảnh báo không an toàn, liệu hiện tượng trên có còn bình thường?.

Chỉ cần 1 phút dừng lại ngẫm nghĩ, người tiêu dùng Việt dễ nhận ra, trong dòng chảy ồ ạt của cuộc sống, hàng hóa Trung Quốc vẫn từng ngày, từng giờ len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống: từ chiếc bát, chiếc đũa ăn cơm cho tới hàng ngàn những vật dụng thường ngày khác như nồi cơm điện, quạt mát, ti vi, tủ lạnh…

Báo Giáo Dục Việt Nam xin gửi tới bạn đọc những lát cắt có sự hiện diện của hàng hóa “made in” Trung Quốc trong cuộc sống thường nhật của người tiêu dùng Việt:

Từ đôi đũa ăn cơm,...

Từ đôi đũa ăn cơm,...

a

đôi dép...

a

...cho tới chiếc nồi cơm điện có xuất xứ từ Trung Quốc đã trở
thành những hình ảnh quen thuộc của người tiêu dùng Việt.

a

Nhiều cửa hàng rượu thế này mọc lên khắp nơi.

a

Những cái tên quán đậm sắc màu Trung Quốc
ở Hà Nội.

a

Từ chiếc bát, đĩa nhựa dùng hằng ngày...

a

... tới chất liệu gốm sứ cao cấp đến từ Trung Quốc cũng hiện
diện khắp các chợ hay đường phố Hà thành.

a

Từ công nghệ laptop siêu mỏng...

a

... cho tới hàng loạt Iphone nhái, giả xâm nhập rộng rãi thị
trường VN.

a

Thậm chí, chiếc quạt ghi "điện cơ" nhưng nhân viên
bán hàng lại "bật mí": Đó là hàng của Trung Quốc.

a

Nhiều mặt hàng quạt phun sương, quạt mát giá rẻ trên phố
Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) thu hút người tiêu dùng.

a

Từ chiếc áo trẻ con "Made in China"...

a

Tới hàng loạt quần áo "made in China" người lớn trên
phố Chùa Bộc...

a

Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc đang "thống lĩnh" thị trường VN

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hoa quả Trung Quốc nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Với những loại hoa quả này thường có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều, người ăn dễ bị ngộ độc. Vào dịp hè đến, hoa quả Trung Quốc được bày bán nhiều hơn. Với hình dáng tương tự như hoa quả Việt Nam, không ít người vẫn mua nhầm hoa quả Trung Quốc.
a

Những thùng hoa quả in chữ Trung Quốc đầy rẫy chợ TP.HCM.

a
Táo Trung Quốc một thời làm nhiều người hoang mang, vẫn
đang bày bán nhiều trên các sạp hoa quả.
Nằm khuất trên con phố Huỳnh Thúc Kháng, nhỏ nhắn, giản dị nhưng quán cơm - hủ tiếu Trung Quốc lại khá đông khách. Các món ăn trong thực đơn ở đây được các đầu bếp người Trung Quốc đảm nhiệm. Nhân viên của quán “sủi cảo đệ nhất Đông Bắc” này cho biết: Mỗi ngày, quán ăn đón nhận trên 200 lượt khách ra vào ăn uống. Quán hiện diện ở đây đã hơn 5 năm và mọi người đều biết đến tên tuổi của ông chủ người Trung Quốc chính hiệu.
a

a

Không khó để tìm ra nhà hàng Đài Loan, lẩuTứ Xuyên, hay
quán sủi cảo bình dân.

a
Ẩm thực Trung Quốc luôn đông đúc khách cả ngày lẫn đêm.
Thêm vào đó, trào lưu treo đèn lồng đỏ trước cửa nhà hay trên đường phố ở Việt Nam vào những dịp lễ, tết cũng nở rộ trong những năm gần đây, thậm chí len lỏi về các ngõ xóm, làng mạc của nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Cả phố phường lẫn thôn quê bỗng dưng biến mình sang một hình ảnh khác ... nhang nhác như trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc.
a

Trà hoa Trung Quốc len lỏi vào thú chơi của người Việt trẻ
đất Hà Thành.

a

Không ít quán cafe Việt cũng "sính ngoại", treo đèn lồng đỏ.

a

Thiết kế nhà cũng mang hơi hướng... cổ trang.

a

Chữ "Song - Hỷ" trong đám cưới của Việt Nam đích thực xuất
phát từ Trung Quốc.

a
Treo câu đối trước cửa nhà cầu chúc may mắn.
Khuê Hạ (thực hiện)

>> "70% dân Trung Quốc tẩy chay đồ chơi rẻ tiền, lẽ nào mình vẫn dùng?"