Theo người dân làng Đồi Cốc (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), người đầu tiên làm công việc “nghĩa tử là nghĩa tận”, hàng ngày vẫn tự tay chôn cất cho những hài nhi xấu số, bị bỏ rơi là bà Nguyễn Thị Nhiệm. Nhà bà Nhiệm ở gần nghĩa trang là Đồi Cốc. Một lần đi chợ, bà Nhiệm phát hiện một hài nhi bị bỏ hoang bên đường với một nhúm vải quấn quang người và đưa trẻ sơ sinh đã bị chết đi tím tái, thương cảm bà đem về mai táng trong nghĩa địa của làng.
>>>Xem ảnh về nơi an nghỉ của hơn 50.000 hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở Hà Nội
Từ đó, bà Nhiệm lặn lội hàng chục cây số, biết đâu có hài nhi bị bỏ rơi, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để xin về chôn cất. Ban đầu việc làm ấy của bà Nhiệm bị coi là “dở hơi”, “mang rơm nặng bụng”, thậm chí nhiều người còn đổ tiếng ác cho bà là “mang họa về làng”. Nhưng bỏ qua tiếng tiếng ác, một tâm hướng thiện. Việc làm của bà Nhiệm đã dần làm cảm phục cả làng Đồi Cốc. Rồi từ đó không ai bảo ai người dân trong làng khi nghe tin đâu có hài nhi bị bỏ rơi liền xin về chôn cất.
Bên dưới mỗi ngôi mộ có tới hàng trăn hài nhi được an táng |
>>>Xem ảnh về nơi an nghỉ của hơn 50.000 hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở Hà Nội
Từ đó, bà Nhiệm lặn lội hàng chục cây số, biết đâu có hài nhi bị bỏ rơi, thậm chí đến tận các cơ sở nạo hút thai, bệnh viện để xin về chôn cất. Ban đầu việc làm ấy của bà Nhiệm bị coi là “dở hơi”, “mang rơm nặng bụng”, thậm chí nhiều người còn đổ tiếng ác cho bà là “mang họa về làng”. Nhưng bỏ qua tiếng tiếng ác, một tâm hướng thiện. Việc làm của bà Nhiệm đã dần làm cảm phục cả làng Đồi Cốc. Rồi từ đó không ai bảo ai người dân trong làng khi nghe tin đâu có hài nhi bị bỏ rơi liền xin về chôn cất.
Cảm phục việc làm của bà Nhiệm, ông Nguyễn Văn Thạo, trưởng xóm Đồi Cốc cũng trở thành thành viên tích cực. Vợ ông mất sớm, con cái đã lo song phần gia thất, thời gian hàng ngày khi có người mang thai nhi bị vứt bỏ về ông Thạo lại làm công việc khâm niệm cho những sinh linh bé bỏng. Khi rảnh rỗi ông Thạo ra nghĩa địa cùng tham gia việc xây mộ, nhỏ cỏ thắp nén hương cho những hài nhi này.
Chia sẻ với chúng tôi ông Thạo cho biết: “Công việc ban đầu ai làm cũng thấy ghê tay, chỉ có lớp người như chúng tôi có tuổi mới dám động tay động chân vào việc khâm niệm này, có hài nhi 5-6 tháng thành người có chân tay, hài nhi bị phá máu me…mình làm về còn bị ám ảnh...”.
Những nấm mồ đang được xây dang dở cho những sinh linh bé bỏng |
Theo ông Thạo mỗi ngày số lượng hài nhi được người ta đem về chôn tại nghĩa địa này lên tới 20 đến 30 hài nhi. Đỉnh điểm có ngày lên tới gần 50 hài nhi. Công việc khâm niệm, chôn cất cho những hài nhi đã trở nên quen thuộc. Nhưng không đêm nào ông Thạo chợp mắt dễ dàng, những hình ảnh hài nhi bị vứt bỏ, xộc xệch trong những túi ni lon cứ ám ảnh trong đầu ông Thạo.
Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì trong số những hài nhi xấu số này trong đó có những trường hợp chết do lưu thai, thai đẻ non không sống được, xảy thai... nhưng cũng có nhiều trường hợp do những bạn trẻ quan hệ yêu đương không có ý thức đã dẫn đến có mang thai, nhưng họ lại sợ dư luận, gia đình và không dám có trách nhiệm với cái thai của mình nên đã tự ý phá bỏ.
Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì trong số những hài nhi xấu số này trong đó có những trường hợp chết do lưu thai, thai đẻ non không sống được, xảy thai... nhưng cũng có nhiều trường hợp do những bạn trẻ quan hệ yêu đương không có ý thức đã dẫn đến có mang thai, nhưng họ lại sợ dư luận, gia đình và không dám có trách nhiệm với cái thai của mình nên đã tự ý phá bỏ.
Hiện nay trong nghĩa trang hài nhi có 24 ngôi mộ đã được xây cất hoàn chỉnh. Theo lời kể của bà Nhiệm, mỗi ngôi mộ có đến hàng trăm hài nhi. Sô lượng hài nhi nhiều như vậy là bởi lẽ dưới mỗi ngôi mộ có đến 4-5 lượt tiểu được xếp lên nhau. Nếu hài nhi lớn sẽ khâm niệm mỗi hài nhi một tiểu, với những hài nhi nhỏ (từ 2-3 tháng) thì sẽ khâm niệm nhiều hài nhi trong một tiểu.
>>>Xem ảnh về nơi an nghỉ của hơn 50.000 hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở Hà Nội
>>>Xem ảnh về nơi an nghỉ của hơn 50.000 hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở Hà Nội
Cuộc sống đã từ chối các em, may mắn thay các em vẫn có được nơi an nghỉ |
Còn lại gần chục ngôi mộ đang được xây cất nếu có hài nhi bị bỏ rơi sẽ tiếp tục được an táng. Mỗi hài nhi khi đưa về đều được thực hiện những nghi thức như người qua đời bình thường. Khi hài nhi đã chết bị vứt bỏ trong các túi ni lon. Người dân làng Đồi Cốc xin về, nếu hài nhi lớn sẽ rửa sạch bằng nước lá thơm, mặc quần áo và khâm niệm trong các tiểu.
Còn đối với hài nhi ít tháng chưa thành người sẽ được khâm niệm cuốn vải trắng và xếp ngay ngắn trong các tiểu. Sau khi hài nhi được cho vào tiểu, sẽ bịt kín bằng xi măng và xếp ngay ngắn dưới các mộ huyệt sâu. Việc xếp ngay ngắn sẽ giúp tiến kiệm diễn tích đất, bởi quỹ đất trong nghĩa địa cũng không có nhiều.
Còn đối với hài nhi ít tháng chưa thành người sẽ được khâm niệm cuốn vải trắng và xếp ngay ngắn trong các tiểu. Sau khi hài nhi được cho vào tiểu, sẽ bịt kín bằng xi măng và xếp ngay ngắn dưới các mộ huyệt sâu. Việc xếp ngay ngắn sẽ giúp tiến kiệm diễn tích đất, bởi quỹ đất trong nghĩa địa cũng không có nhiều.
Nén hương cháy chưa trọn như cuộc đời của các em |
Đồng thời theo lời kể của ông Thạo mới đây khi chứng kiến việc làm thiện của dân làng. Nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ bằng quần áo trẻ sơ sinh để khâm niệm và tiểu. Trước đây do không có điều kiện nên việc chôn cất cho những hài nhi này được cho vào các niêu đất, mỗi niêu đất một hài nhi.
Vời người dân làng Đồi Cốc mỗi đứa trẻ dù chưa được sinh ra những đã có phần hồn và thể xác, phải an táng chúng như những con người khi lìa trần thì mới an lòng. Cuộc sống người dân làng Đồi Cốc còn nhiều khó khăn, nghĩa trang dành cho hài nhi được xây cất gọn gàng trong phần đất nghĩa trang của làng. Mỗi người góp một phần công sức không lâu khu nghĩa trang dành cho hài nhi, khang trang sạch sẽ.
Vời người dân làng Đồi Cốc mỗi đứa trẻ dù chưa được sinh ra những đã có phần hồn và thể xác, phải an táng chúng như những con người khi lìa trần thì mới an lòng. Cuộc sống người dân làng Đồi Cốc còn nhiều khó khăn, nghĩa trang dành cho hài nhi được xây cất gọn gàng trong phần đất nghĩa trang của làng. Mỗi người góp một phần công sức không lâu khu nghĩa trang dành cho hài nhi, khang trang sạch sẽ.
Khu chôn cất dành cho hài nhi trong nghĩa trang Đồi Cốc mới được xây dựng chưa đầy 10 năm. Con số hài nhi xấu số bị bỏ rơi được người làng đưa về đây an táng luôn gia tăng sau mỗi năm, thậm chí năm 2011 gấp đôi năm 2010.
Theo người dân thôn Đồi Cốct, ở trên địa bàn huyện và địa bàn thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) có nhiều khu công nghiệp, một số hài nhi bị bỏ rơi có bố mẹ là công nhân tại các xí nghiệp. Hơn 5 vạn hài chi chỉ là con số mà bà con thu nhặt được, chắc hẳn con số thực tế lớn hơn rất nhiều.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này...
Hoàng Lực