Không ai biết rõ lịch sử môn bồ câu đua bắt đầu khi nào. Nhưng có thể chắc chắn một điều, chim bồ câu đưa thư đã được sử dụng từ rất lâu vào thời cổ đại và đây được xem là cách nhanh nhất để truyền tin vào thời điểm đó.
Nuôi bồ câu đua đang là thú chơi mới của người dân Hà Nội hiện nay. Nhưng để có thể có được những chú chim đua thực thụ, người chơi cần phải có nghệ thuật chăm sóc cũng như nghệ thuật huấn luyện sao cho những chú chim có thể có được những phẩm chất cũng như khả năng đặc biệt khi bay trong khoảng thời gian rất dài, chú bồ câu vẫn trở về với ngôi nhà của mình.
Để có được những chú chim như vậy đòi hỏi người chơi phải phải biết chọn chim, xem nguồn gốc của chim bố mẹ mang trong mình nguồn gen tốt, thả được xa và tỉ lệ mất thấp - đó là tiêu chí hàng đầu để có được những chú chim đua chất lượng. Dân chơi bồ câu ngày nay cũng có thể may mắn tìm được con chim hay từ những con bồ câu được mang đi bán thịt, nhưng đó là chuyện rất hiếm khi xảy ra.
Những thành viên trong Hội Bồ câu đua Hà Nội (ảnh: Trung Quân) |
Chính vì vậy, người chơi chim bồ câu đua chuyên nghiệp, là những người tạo được nguồn chim giống để phục vụ được cho sở thích của mình. Nguyên tắc tối quan trọng để tạo chim giống hay là chim đua phải cho phối với chim đua, thường chim được phối là những con chim đã được thử sức ở những đường bay xa và đạt tới độ thuần thục hay còn gọi là chiến binh xuất sắc.
Hiện nay trên các diễn đàn như bocauvietnam.com hay vietpet thì số lượng cũng như chất lượng những chiến binh trên bầu trời xanh của người dân Hà Thành đang tăng nhanh, và độ tuổi của người chơi cũng hết sức đa dạng: trẻ có, trung tuổi, thậm chí là cao niên cũng có. Đó là một điều hết sức đáng mừng trong thời buổi kinh tế thị trường.
Anh Trần Trung Hiếu - người nuôi bồ câu đua và cũng là nhân vật đại diện cho giới Hà thành đam mê chơi bồ câu đua - cho biết: “Tôi và mọi người chơi không vì cái đẹp bên ngoài hay tiếng hót của chim, mà ở sức khám phá khả năng nhớ đường hiếm có cùng sự trung thành của loài bồ câu”.
Anh Trần Trung Hiếu - người nuôi bồ câu đua và cũng là nhân vật đại diện cho giới Hà thành đam mê chơi bồ câu đua - cho biết: “Tôi và mọi người chơi không vì cái đẹp bên ngoài hay tiếng hót của chim, mà ở sức khám phá khả năng nhớ đường hiếm có cùng sự trung thành của loài bồ câu”.
Bồ câu đua được anh em sưu tầm từ tất cả các tỉnh thành trong cả nước với rất nhiều những đặc điểm khác nhau, nhưng chúng có chung một đặc điểm là dáng to, khoẻ và thường là màu xám chấm đen, nâu và kỳ lân (trắng muối tiêu).
Để những chú bồ câu có thể bay được hàng trăm cây số và nhớ chính xác đường về với chủ, điều kiện tiên quyết là chế độ chăm sóc và ăn uống. Các cặp bồ câu đua ăn đậu xanh, gạo lứt, lạc, bắp. Cách trộn thức ăn cho bồ câu đua cũng là cả một bí quyết được giấu kỹ.
Để bồ câu đua được còn phải huấn luyện, một việc rất khó, đòi hỏi sự cần mẫn. Anh Hiếu cũng chia sẻ: “Đến lúc chim ra ràng, mình mới huấn luyện. Cự ly thả chim là 10km, tăng lên 20km... rồi tăng dần đều để chim bay về nhà. Khoảng 6 - 8 tháng tuổi, những cặp chim bắt đầu tuổi sinh sản, lúc đó chim sung mãn lắm cần phải cho tập luyện ráo riết. Nhưng hết đợt huấn luyện, cả đàn 15-20 con thì tuyển chọn được nhiều cũng chỉ 2-3 con. Phải nhiều lần, nhiều đợt như thế mới có được đội đua bồ câu lớn.
Có thể thấy thú chơi bồ câu đua là một thú chơi sang trọng, tao nhã. Và chính những người có thú chơi bồ câu đua như anh Hiếu đã sưu tầm, lai tạo giống để có được những chú bồ câu đua chất lượng, nhằm gây dựng và phát triển phong trào đưa những cánh chim hòa bình ngày một bay xa và cao hơn nữa.
Hy vọng, thời gian tới, những chủ bồ câu đua Hà Thành sẽ mang các “chiến binh” của mình đi so tài ở nước ngoài qua đó giới thiệu sản phẩm bồ câu đua nước Việt tới bạn bè thế giới.
Nguyễn Trung Quân, Lớp Báo In K29A1