Từ ngày 24 đến 26/5, tại Phnom Penh, Campuchia, đã diễn ra các Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Các trưởng đoàn tại Hội nghị ARF-SOM. (Ảnh: Trần Chí Hùng/Vietnam+) |
Các hội nghị đã kiểm điểm tình hình hợp tác ASEAN, giữa ASEAN với đối tác thời gian qua và thảo luận những vấn đề cùng quan tâm của khu vực.
Đây cũng là bước chuẩn bị cho cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan (AMM-45, EAS, ARF-19…) sẽ diễn ra vào tháng 7 này tại Campuchia.
Đây cũng là bước chuẩn bị cho cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan (AMM-45, EAS, ARF-19…) sẽ diễn ra vào tháng 7 này tại Campuchia.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị nói trên.
Tại Hội nghị SOM ASEAN, các nước tiếp tục khẳng định nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng vào năm 2015, tăng cường liên kết và kết nối, mở rộng quan hệ với các đối tác trên cơ sở vai trò trung tâm của ASEAN.
Các nước nhất trí đẩy mạnh triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng, đặc biệt ưu tiên hợp tác theo những lĩnh vực, mục tiêu đề ra trong Chương trình nghị sự Phnom Penh.
Theo đó, ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác vì hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực, trong đó có việc phát huy các công cụ chính trị-an ninh như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…;
đồng thời, tăng cường triển khai Kết nối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác; thu hẹp khoảng cách phát triển; ứng phó với các thách thức đang đặt ra, cả truyền thống và phi truyền thống, trong đó có thiên tai, biến đổi khí hậu, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh và an toàn hàng hải, phòng chống ma túy…
Theo đó, ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác vì hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực, trong đó có việc phát huy các công cụ chính trị-an ninh như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…;
đồng thời, tăng cường triển khai Kết nối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác; thu hẹp khoảng cách phát triển; ứng phó với các thách thức đang đặt ra, cả truyền thống và phi truyền thống, trong đó có thiên tai, biến đổi khí hậu, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh và an toàn hàng hải, phòng chống ma túy…
Tại các Hội nghị SOM ASEAN+3 và EAS, các nước đánh giá cao những kết quả hợp tác đạt được thời gian qua, nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác ASEAN+3 và EAS trên các lĩnh vực ưu tiên đã đề ra và về kinh tế, thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, du lịch…
Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập tiến trình ASEAN+3, các nước sẽ tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm, trong đó có việc họp Hội nghị Cấp cao kỷ niệm vào tháng 11/2012 tại Campuchia.
Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập tiến trình ASEAN+3, các nước sẽ tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm, trong đó có việc họp Hội nghị Cấp cao kỷ niệm vào tháng 11/2012 tại Campuchia.
Tại Hội nghị SOM EAS, các nước nhấn mạnh cần tiếp tục phát huy vai trò của EAS là diễn đàn của các nhà lãnh đạo để bàn về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, trong đó có các nội dung chính trị-an ninh, như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh hàng hải, chống khủng bố…, tích cực đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
Hội nghị SOM ARF đã kiểm điểm hoạt động của ARF kể từ Hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 18 (tháng 7/2011), xem xét nhiều đề xuất hoạt động hợp tác trong ARF nhằm triển khai Kế hoạch hành động Hà Nội năm 2010.
Trong khuôn khổ các Hội nghị các quan chức cấp cao liên quan (ASEAN, EAS, ARF…), các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982, khuyến khích các nỗ lực thực hiện DOC và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nhiều nước nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, cần phải bảo đảm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 và tinh thần của DOC.
Nhiều nước nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, cần phải bảo đảm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 và tinh thần của DOC.
Tại các Hội nghị, các đối tác đều đánh giá cao vai trò của ASEAN, khẳng định cam kết ủng hộ và tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, đẩy mạnh liên kết và kết nối, tăng cường vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đánh giá cao nỗ lực của ASEAN về xây dựng Cộng đồng, mở rộng hợp tác với các đối tác, cũng như phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực và tăng cường hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cũng đánh giá cao các kết quả đạt được trong tiến trình ASEAN+3, EAS và ARF, góp phần tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cũng đánh giá cao các kết quả đạt được trong tiến trình ASEAN+3, EAS và ARF, góp phần tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.
Về tình hình Biển Đông, Thứ trưởng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải là lợi ích và quan tâm chung của tất cả các nước, khu vực và các nước cần tiếp tục nỗ lực vì các mục tiêu chung này; cần phải giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; bảo đảm thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Những sự kiện nổi bật |
|
CÁC NỘI DUNG KHÁC |
|
Theo TTXVN/VietnamPlus