Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tỉnh An Giang, gia đình có đông anh chị em đi học. Chuyện ăn học của mấy chị em và gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của ba với đồng lương giáo viên tiểu học ít ỏi. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng ba mẹ tôi vẫn lo cho chúng tôi ăn học như các bạn cùng trang lứa.
PGS.Trịnh Hòa Bình:Phạt học phí "tàn khốc" ở ĐHCN TPHCM là quá lố bịch
Khi tôi vào bậc trung học cơ sở, nhiều người xung quanh đã nói với tôi rằng “Nhà tôi nghèo mà cũng học đòi cho con đi học, để những đứa con ở nhà gánh đá kiếm tiền thì phải hay hơn không”. Lúc đó, với nhìn nhận của một học sinh lớp 7, tôi nghĩ như vậy hình như cũng đúng, gia đình mình nghèo, mình xin mẹ nghỉ học để làm gì phụ mẹ. Nhưng đối với ba mẹ tôi, chuyện học hành của con cái là thiêng liêng và dù như thế nào cũng không cho con bỏ học. Ba mẹ thường nói “Ba mẹ không có tài sản gì cho con, tài sản duy nhất đó là cho con đi học. Học để có cái nghề mà sống, học để thoát nghèo”. Từ ngày đó, bao giờ tôi cũng cố gắng học, phải học thật giỏi để có thể thay đổi được cuộc sống của gia đình tôi.
Năm tôi học lớp 8, gia đình tôi chuyển về thị trấn ở vì ông bà tôi già yếu cần phải sống gần bệnh viện. Gia đình tôi xin thủ tục chuyển trường về thị trấn để tôi có thể học gần nhà, nhưng không chuyển được vì chưa đóng học phí, thời gian trễ gần một tháng, tôi không thể chuyển được và tôi phải học ở trường xã cách nhà khoảng 8km.
Lúc này, những bạn ở xã, gia đình có điều kiện thường đưa con lên huyện học vì trường lớn và nhiều điều kiện học tập hơn. Trên con đường tôi đến trường, tất cả các bạn đi từ xã lên huyện học, chỉ duy nhất mình tôi phải từ huyện xuống xã học. Vì tôi không có xe đạp nên hàng ngày phải quá giang những người khác để đến trường, có khi phải đi bộ. Nhưng điều đó không khiến tôi nản chí, mà càng quyết tâm hơn nữa.
Lúc này, những bạn ở xã, gia đình có điều kiện thường đưa con lên huyện học vì trường lớn và nhiều điều kiện học tập hơn. Trên con đường tôi đến trường, tất cả các bạn đi từ xã lên huyện học, chỉ duy nhất mình tôi phải từ huyện xuống xã học. Vì tôi không có xe đạp nên hàng ngày phải quá giang những người khác để đến trường, có khi phải đi bộ. Nhưng điều đó không khiến tôi nản chí, mà càng quyết tâm hơn nữa.
Cuối năm lớp 9, vì sắp thi tốt nghiệp nên học kỳ 2 phải học 2 buổi. Vì nhà xa, tôi và một số bạn phải ở lại trường để học buổi chiều phụ đạo. Trong thời gian này, buổi trưa chúng tôi lên chùa gần trường và chia sẽ thức ăn cho nhau để học buổi chiều. Tôi đã quen với một người bạn, gia đình bạn ấy cũng rất khó khăn và bạn phải sống với mẹ kế, mỗi buổi đi học về bạn được một phần cơm, bạn chia cho tôi nửa phần. Tôi và bạn ấy trở nên thân nhau, thân nhau vì dường như chúng tôi có cùng một tâm trạng, một sự đồng cảm và một hoàn cảnh.
Một hôm, cũng như mọi ngày, bạn mang lên cho tôi nữa phần cơm, nhưng lần này vẻ mặt bạn rất buồn, bạn nói rằng: “Ngày mai tui nghĩ học rồi, mẹ tôi không cho học nữa và kiếm tiền giúp gia đình. Nhưng bạn yên tâm, tui sẽ chia cho bạn nữa phần cơm, bạn phải cố gắng học, học làm sao để cho mọi người đừng giống như hoàn cảnh của tụi mình nữa”.
Một hôm, cũng như mọi ngày, bạn mang lên cho tôi nữa phần cơm, nhưng lần này vẻ mặt bạn rất buồn, bạn nói rằng: “Ngày mai tui nghĩ học rồi, mẹ tôi không cho học nữa và kiếm tiền giúp gia đình. Nhưng bạn yên tâm, tui sẽ chia cho bạn nữa phần cơm, bạn phải cố gắng học, học làm sao để cho mọi người đừng giống như hoàn cảnh của tụi mình nữa”.
Từ đó, trong tâm trí tôi, người bạn tôi, người ơn của tôi, câu nói của bạn trở thành một động lực, một ý chí để tôi vươn lên trong học tập và cuộc sống. Tôi đã vào đại học, vừa đi học vừa đi làm để đỡ đi phần nào gánh nặng của gia đình, vì lúc đó 2 chị em tôi học đại học cùng lúc. Khi ra trường, tôi đã được giữ lại trường Đại học An Giang, tôi giảng dạy đến nay đã được 5 năm.
Tiếp cận với nguồn tri thức mới, tôi luôn khao khát được đi học và nghiên cứu, trong đầu tôi lúc này nảy sinh nhiều ý tưởng, nhưng cứ ấp ủ mãi mà chưa thực hiện được. Trong lĩnh vực triết học khi nghiên cứu ở nước mình, chủ yếu chỉ tiếp cận được hệ thống triết học Mác – Lênin còn các hệ thống khác thì dường như rất ít tư liệu, nhất là các lý thuyết của triết học hiện đại. Tôi đọc tác phẩm của Giáo sư triết học Trần Đức Thảo và Cao Xuân Huy, những công trình này còn nhiều hướng nghiên cứu mới và rất hay trong chuyên ngành của tôi. Những tác phẩm này bản gốc được viết bằng tiếng Pháp vì cả hai thầy điều là thế hệ học sinh Việt Nam đầu tiên sang Pháp học và được người Pháp và thế giới đánh giá rất cao, nhưng người Việt mình thì ít ai biết.
Từ đó, tôi luôn mơ ước được sang học tập tại Pháp để tôi có thể học tập và nghiên cứu đúng với nguyện vọng của mình. Năm 2011, tôi đã đăng ký dự tuyển đề án 322 và tôi đã trúng tuyển đi học tại Pháp, bậc thạc sĩ, chuyên ngành triết học.
Tôi và cũng như các bạn khác trúng tuyển phải đến Hà Nội học tiếng Pháp. Một đứa con miền Nam ra Hà Nội học là một niềm tự hào, tôi đã cố gắng học mặc dù gia đình đang rất khó khăn.
Hôm nay, chúng tôi, những đứa con 322 đã không phụ lòng các thầy cô, tất cả các bạn đã cố gắng thi lấy chứng chỉ TCF, làm hồ sơ, phỏng vấn…. chỉ còn chờ ngày dự lễ khai giảng tại Pháp. Nhưng ngày 15/05/2012 chúng tôi đã nhận quyết định dừng học bổng 322 vì số lượng đã quá 2000 ứng viên và Nhà nước hết kinh phí. Chúng tôi đã rất buồn và không còn tâm trạng học tiếng Pháp nữa, lớp tiếng Pháp tại Sài Gòn của chúng tôi đã phải dừng lại trong một không khí buồn và thất vọng.
Các bạn theo đề án 322 hãy đừng buồn, đừng thất vọng vì chúng ta đã làm hết khả năng của mình, mình nghĩ Nhà nước sẽ có chính sách giúp chúng ta. Chúng ta phải cố gắng nhé, mọi sự cố gắng của chúng ta sẽ được đền đáp. Các bạn hãy sống với phương châm sống của tôi “Mình làm gì mà không hỗ thẹn đến lương tâm của mình và mình không chết là được”.
ĐIỂM NÓNG |
|
Ứng viên 322 Võ Tuế Lam