Ban hành Luật phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá là cần thiết và tất yếu
Dự thảo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (lần thứ 3) do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đã được các bên liên quan, chuyên gia và các bộ ngành đóng góp ý kiến. Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá gồm có 5 chương, 30 điều. Trong đó chương I quy định về Những quy định chung; chương II quy định về Các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá; chương III quy định Các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá; chương IV quy định Các điều khoản bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá; chương V là Điều khoản thi hành. Nội dung của dự thảo Luật đã đưa ra quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá cũng như các điều kiện bảo đảm để công tác phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả. Bên cạnh việc quy định chế tài pháp lý là các biện pháp phối hợp đa ngành trong quản lý trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia vận động, tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá để mỗi người dân tự hiểu về tác hại của việc hút thuốc để thay đổi hành vi nhằm có lợi cho sức khoẻ bản thân và người khác. Nội dung của dự án Luật cũng thể hiện theo hướng chỉ cấm hoặc hạn chế hút thuốc lá ở một số điểm.
Điều 39, chương III trong hiến pháp hiện hành của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định:
“Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh;...”.
Điều 27, chương II trong hiến pháp hiện hành cũng quy định:
"Mọi hoạt động kinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước phải thực hành chính sách tiết kiệm".
Thuốc lá với những tác hại của nó không chỉ hủy hoại sức khỏe của con người mà còn gây nên những thiệt hại, những lãng phí cho nền kinh tế nước nhà. Như vậy, cung cấp và sử dụng thuốc lá không có kiểm soát là vi phạm, là đi ngược với hiến pháp của nhà nước. Nó tiềm ẩn những nguy cơ gây nhiễu loạn. Cần thiết phải có Luật PCTH thuốc lá ra đời để quản lý, điều chỉnh và bảo vệ xã hội.
“Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh;...”.
Điều 27, chương II trong hiến pháp hiện hành cũng quy định:
"Mọi hoạt động kinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước phải thực hành chính sách tiết kiệm".
Thuốc lá với những tác hại của nó không chỉ hủy hoại sức khỏe của con người mà còn gây nên những thiệt hại, những lãng phí cho nền kinh tế nước nhà. Như vậy, cung cấp và sử dụng thuốc lá không có kiểm soát là vi phạm, là đi ngược với hiến pháp của nhà nước. Nó tiềm ẩn những nguy cơ gây nhiễu loạn. Cần thiết phải có Luật PCTH thuốc lá ra đời để quản lý, điều chỉnh và bảo vệ xã hội.
Thêm vào đó, việc cung cấp và sử dụng thuốc lá đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để phát sinh quan hệ pháp luật. Đó là:
Thứ nhất, chủ thể pháp luật: Mọi công dân, bao gồm những người buôn bán, cung cấp, sử dụng thuốc lá, những người xung quanh chịu ảnh hưởng do việc sử dụng thuốc lá đem lại.
Thứ 2, có quy phạm pháp luật.
Thứ 3, sự kiện pháp lý: Hành vi cung cấp và sử dụng thuốc lá.
Như vậy, có thể nói: sự ra đời của những điều luật về phòng chống tác hại thuốc lá là một điều thực sự cần thiết và tất yếu.
Cần xúc tiến ban hành Luật PCTH thuốc lá
Quyết định của thủ tướng chính phủ về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng ban hành từ ngày 1/1/2010 dường như chưa được thực thi hiệu quả. Người ta vẫn hút thuốc lá ở mọi chỗ, mọi nơi: bệnh viện, trường học, trên xe buýt,..., không ai ngăn cấm, không ai xử phạt những kẻ hút thuốc.
Hút thuốc lá trên xe buýt |
Các phương tiện truyền thông hô hào, cảnh báo bằng các bài viết, phát thanh, truyền hình, biển báo, hình ảnh nhưng hiệu quả chưa thực sự cao và toàn diện. Người ta nhìn thấy tác hại của thuốc lá rõ ràng, đầy đủ và chân thực, nhưng nhìn thấy tác hại là một chuyện và thực hiện cấm hút thuốc lá nơi công cộng và cai nghiện thuốc lá lại là chuyện khác.
Pháp luật ra đời có tính cưỡng chế và khi được thực thi, nó có khả năng điều chỉnh xã hội ở mức cao nhất. Ta nhận thấy rõ điều này khi luật về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ra đời và được đưa vào sử dụng mấy năm trước đây. Qua đó, chúng ta cũng có thể hình dung được một viễn cảnh tương tự khi luật phòng chống tác hại thuốc lá được ban hành.
Vào thời điểm hiện tại, Luật PCTH thuốc lá vẫn đang còn nằm trên trang giấy ở dạng dự thảo. Nó đang chờ Quốc hội thông qua để chính thức được ban hành.
Nếu tôi là Chủ tịch Quốc hội, tôi sẽ điều hành các phiên họp về dự thảo PCTH thốc lá theo chiều hướng nhanh chóng, xúc tiến, cấp thiết để Luật PCTH thuốc lá sớm được ban hành. Bởi, cả xã hội đang chờ đợi một con gió đủ mạnh để thổi bay lớp khói thuốc đang bao phủ.
Mỗi tuần một chủ đề, tiểu mục "Nếu tôi là..." đón nhận các bài báo, phiếm luận, giả tưởng, clip... thể hiện quan điểm cá nhân, mang tính hiến kế, thể hiện sự vận động và định hướng của xã hội.
Bài viết được đăng sẽ nhận được các giải thưởng hấp dẫn của mỗi chủ đề.
Chủ đề tuần này (21/5- 31/5): Phòng chống tác hại thuốc lá
Xem chi tiết về tiểu mục tại đây
Các bài viết xin gửi về cunglambao@giaoduc.net.vn
Bài viết được đăng sẽ nhận được các giải thưởng hấp dẫn của mỗi chủ đề.
Chủ đề tuần này (21/5- 31/5): Phòng chống tác hại thuốc lá
Xem chi tiết về tiểu mục tại đây
Các bài viết xin gửi về cunglambao@giaoduc.net.vn
Thu Hương