Hạm đội 7 của Mỹ "tại Bangladesh" sẽ bao vây Trung Quốc?

02/06/2012 09:24
My Thái (Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - 41 năm trước, Mỹ đã từng đe dọa sẽ gửi Hạm đội 7 tới Bangladesh để ngăn chặn phong trào giải phóng của quốc gia này.
Thời báo Ấn Độ có bài bình luận về những ý kiến xung quang chuyến thăm gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Bangladesh.
41 năm trước, Mỹ đã từng đe dọa sẽ gửi Hạm đội 7 tới Bangladesh để ngăn chặn phong trào giải phóng của quốc gia này, thì bây giờ một lần nữa Mỹ lại muốn Hạm đội 7 của Mỹ đóng quân tại quốc gia Nam Á này.
Thời báo Ấn Độ dẫn lời một nguồn tin đáng tin cậy cho rằng, trong chuyến thăm của bà Clinton tới Bangladesh vừa qua, hai bên đã có cuộc hội đàm chiến lược quan trọng.
USS George Washington, tàu sân bay hạt nhân của Hạm đội 7
USS George Washington, tàu sân bay hạt nhân của Hạm đội 7
Ngoài ra, Lầu Năm Góc đã nhiều lần thể hiện sự quan ngại khi Trung Quốc đang tích cực xây dựng một loạt các căn cứ quân sự của mình theo kiểu “chuỗi ngọc trai” tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phủ nhận hai bên đã bàn bạc về vấn đề quân sự trong chuyến thăm Bangladesh của bà Ngoại trưởng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ và Victoria Nuland cho biết, chuyến thăm Bangladesh không phải là để thảo luận về tương lai của Hạm đội 7 và Bộ Ngoại giao Mỹ cùng không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến địa điểm đóng quân của Hạm đội 7, điều này cần được tuyên bố bởi các quan chức trong Lầu Năm Góc.

Cùng với đó, Chính phủ Bangladesh cũng không bình luận gì thêm về kế hoạch hợp tác quân sự với Mỹ, do lo lắng sự phản đối mạnh mẽ của các cường quốc trong khu vực. Các quan chức Bangladesh đã phủ nhận thông tin tiến hành một cuộc đàm phán với Mỹ trong thời gian qua.

Đại sứ Bangladesh tại Ấn Độ mới đây tiết lộ, Mỹ đã từng đặt vấn đề với Chính phủ Bangladesh cho Hải quân của nước mình đóng quân tại thành phố cảng Chittagong (nắm phía Đông Nam của Bangladesh). Nhưng hiện nay yêu cầu này vẫn chưa được đàm phán.

Chuyên gia phân tích của Thời báo Ấn Độ nhận định, Mỹ luôn hy vọng Hạm đội 7 của mình có thể đồn trú tại cảng Chittagong của Bangladesh.

Bangladesh có vị trí chiến lược trong chính sách của Mỹ
Bangladesh có vị trí chiến lược trong chính sách của Mỹ
Một mặt là để tập trung lực lượng để bao vây, đối phó với những thách thức từ Trung Quốc. Bởi Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ xây dựng các căn cứ Hải quân hùng mạnh tại Biển Đông.

Mặt khác, sau khi rút khỏi Afghanistan, quân đội Mỹ sẽ thiếp lập một điểm tựa chiến lược tại châu Á, nếu Hạm đội 7 đồn trú tại Bangladesh thì căn cứ quân sự của Mỹ sẽ trải dài từ Nhật Bản sang đến Ấn Độ. Như vậy Mỹ sẽ duy trì đuợc một lực lượng lớn tại khu vực châu Á.

Nếu điều này xảy ra, Ấn Độ cũng lo lắng sẽ bị ảnh hưởng bởi tham vọng này của Mỹ, khiến Ấn Độ rơi vào vị thế bất lợi, bởi tất cả các cơ sở an ninh của Ấn Độ cũng sẽ bị Mỹ giám sát chặt chẽ.

Mặc dù Bangladesh không đưa ra bất kỳ lời bình luận gì về vấn đề này, tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, chuyến thăm của bà Clinton không chỉ dừng lại ở một chuyến thăm mang tính hữu nghị, mà nó có một vai trò chiến lược quan trọng trong mục tiêu quay lại châu Á của quân đội Mỹ.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!


My Thái (Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu)