Bức ảnh Chiến tranh Việt Nam gây chấn động:

Nhiếp ảnh gia của AP: Nick Út chia sẻ ký ức với bạn bè quốc tế

05/06/2012 14:25
Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)
(GDVN) -  Ông Nick Út đã tới làng của Kim Phúc sau khi nó phải hứng chịu một trận ném bom của quân đội Mỹ và chụp được khoảnh khắc trên ở ngay đầu làng.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày chụp bức ảnh "Em bé napalm" được coi là biểu tượng của chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt của hãng thông tấn AP Huỳnh Công Nick Út đã chia sẻ kỷ niệm của mình về tác phẩm giúp ông đoạt giải thưởng Pulitzer.

Bức ảnh "Em bé napalm" được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972.
Bức ảnh "Em bé napalm" được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972.

Cô bé trần truồng trong bức ảnh được xác định là Phan Thị Kim Phúc. Vào cái ngày định mệnh đó của năm 1972, Kim Phúc mới 9 tuổi. 
Cô bé vừa chạy vừa hét "Nóng quá! Nóng quá!" sau khi bị bom naplm dính vào người làm tan chảy quần áo của cô và để lại lớp da những vết bỏng loang như dung nham nóng chảy. 

Nhiếp ảnh gia Nick Út và bức ảnh lịch sử.
Nhiếp ảnh gia Nick Út và bức ảnh lịch sử.

Câu chuyện của Kim Phúc đã được nhắc tới nhiều lần trong suốt 40 năm qua, nhưng hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày bức ảnh được chụp, ông Nick Út đã lên tiếng chia sẻ nhiều ký ức đặc biệt của ngày định mệnh đó và câu chuyện Kim Phúc được cứu sống bởi một phóng viên Mỹ cũng được hé lộ lần đầu.
Ông Nick Út đã tới làng của Kim Phúc sau khi nó phải hứng chịu một trận ném bom của quân đội Mỹ và chụp được khoảnh khắc trên ở ngay đầu làng.

Ông Nick Út và và Kim Phúc trong cuộc hội ngộ đặc biệt tại t Buena Park, California, Mỹ hôm 3/6.
Ông Nick Út và và Kim Phúc trong cuộc hội ngộ đặc biệt tại t Buena Park, California, Mỹ hôm 3/6.

Bức ảnh đã ghi lại được những khoảnh khắc kinh hoàng nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam mà không có lời nào có thể mô tả hết được và góp phần vào việc giúp kết thúc cuộc chiến gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ này.
Ông Nick Út sau đó đã đưa Kim Phúc tới một bệnh viện nhỏ gần đó để điều trị vết thương và dùng phù hiệu phóng viên báo chí Mỹ của mình để gây áp lực, yêu cầu các bác sĩ chăm sóc thật tốt cho cô bé và đảm bảo rằng cô bé không bị bỏ quên.

Ảnh chụp khoảnh khắc bom napalm tấn công ngôi làng của Kim Phúc.
Ảnh chụp khoảnh khắc bom napalm tấn công ngôi làng của Kim Phúc.

"Tôi đã khóc khi nhìn thấy cô bé ấy chạy. Nếu tôi không giúp cô bé ấy - nếu điều đó xảy ra - cô bé ấy có thể sẽ chết. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ muốn tự giết mình sau đó" - ông Nick Út thuật lại.
Trở lại văn phòng ở Sài Gòn, ông rửa tấm ảnh. Khi hình ảnh cô bé trần truồng xuất hiện, tất cả mọi người sợ rằng bức ảnh sẽ bị từ chối đăng tải vì các quy định nghiêm ngặt của các cơ quan thông tấn về việc phát hành những bức ảnh người khỏa thân. 

Lính Mỹ gốc Việt tại thành phố Prey Veng, Campuchia trong tháng 6 năm 1970
Lính Mỹ gốc Việt tại thành phố Prey Veng, Campuchia trong tháng 6 năm 1970

Tuy nhiên, khi đó, một biên tập viên ảnh kỳ cựu của hãng AP - ông Horst Faas đã phá vỡ nguyên tắc và quyết định cho công bố bức ảnh. Ông Faas lập luận rằng giá trị thông tin mà bức ảnh này truyền đạt có sức nặng hơn bất kỳ các mối quan tâm nào khác và ông đã đúng.
Vài ngày sau khi bức ảnh được công bố gây chấn động thế giới, một nhà báo đã phát hiện ra Kim Phúc vẫn còn sống. Christopher Wain, phóng viên ITN, đã gặp Kim Phúc tại căng-tin trong đơn vị của mình và đã đấu tranh để giúp cô bé được chuyển tới Barsky. Đó là cơ sở duy nhất ở Sài Gòn được trang bị để điều trị các vết thương nghiêm trọng của Kim Phúc.

Ảnh của nhiếp ảnh gia Nick Út
 Ảnh của nhiếp ảnh gia Nick Út

Ông Nick Út trở thành nhiếp ảnh gia khi mới 16 tuổi, sau khi anh trai ông, Huynh Thanh My qua đời. Ông gia nhập đội ngũ phóng viên ảnh của AP dưới sự dẫn dắt của nhiếp ảnh gia nổi tiếng, tác giả của nhiều bức ảnh để đời về chiến tranh Việt Nam - Horst Faas, người vừa qua đời hồi tháng trước.

Ảnh lính Việt Nam tắm tại khu rừng gần Sài Gòn vào ngày 06 tháng 4 năm 1969
Ảnh lính Việt Nam tắm tại khu rừng gần Sài Gòn vào ngày 06 tháng 4 năm 1969

Ngay sau khi báo chí Mỹ đăng tải bức ảnh "Em bé napalm", Tổng thống Richard Nixon đã ngay lập tức gọi điện cho viên phụ tá Harry Haldeman để hỏi về bức ảnh. 30 năm sau đó, ông Nick Út từng kể lại rằng khi đó, "Tổng thống Nixon đã từng nghi ngờ về tính xác thực của bức ảnh".

Các phóng viên chụp ảnh thi thể một người đàn ông gần Sài Gòn đầu năm 1968.
Các phóng viên chụp ảnh thi thể một người đàn ông gần Sài Gòn đầu năm 1968.

Bức ảnh đã trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của thế kỷ 20. Cô bé sợ hãi ngày nào vẫn còn sống tới tận ngày hôm nay đã là một minh chứng cho tính xác thực của nó.
Một nhóm lính thủy quân lục chiến miền Nam Việt Nam di chuyển qua đoạn nước nông của sông Mekong trong một hoạt động gần Neak Luong, Campuchia ngày 20 tháng 8 năm 1970
Một nhóm lính thủy quân lục chiến miền Nam Việt Nam di chuyển qua đoạn nước nông của sông Mekong trong một hoạt động gần Neak Luong, Campuchia ngày 20 tháng 8 năm 1970
Trong năm 2010, bức ảnh của cô bé Phan Thị Kim Phúc bị cháy hết quần áo, chạy trốn bom napalm ở Tây Ninh đã được tờ New Statesman bình chọn là ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại.
Ảnh chụp ngày 20 Tháng 9 năm 1970 cho thấy một người lính Campuchia mỉm cười trước ống kính khi chiến đấu tại Việt Nam
Ảnh chụp ngày 20 Tháng 9 năm 1970 cho thấy một người lính Campuchia mỉm cười trước ống kính khi chiến đấu tại Việt Nam
Cũng trong năm này, đài BBC đã tổ chức cuộc hội ngộ giữa Kim Phúc và Christopher Wain, người đã giúp bà tìm lại cuộc sống 38 năm trước. Cuộc gặp gỡ được phát sóng trên đài BBC Radio 4 ngày liên tiếp.
Bà Kim Phúc bên cạnh người ân nhân năm xưa, Christopher Wain. Ảnh: BBC.
Bà Kim Phúc bên cạnh người ân nhân năm xưa, Christopher Wain. Ảnh: BBC.
Chris đổ nước lên cô bé Kim Phúc. Ảnh: AP.
Chris đổ nước lên cô bé Kim Phúc. Ảnh: AP.
Ông Nick Út thường xuyên gặp Kim Phúc sau khi cô bé được chuyển tới bệnh viện của Mỹ điều trị vết bỏng.
Ông Nick Út thường xuyên gặp Kim Phúc sau khi cô bé được chuyển tới bệnh viện của Mỹ điều trị vết bỏng.
Kim Phúc tại bệnh viện ở Sài Gòn.
Kim Phúc tại bệnh viện ở Sài Gòn.
Nguyễn Hường (nguồn Daily Mail)