Không có gì tiến triển tại cuộc đàm phán hạt nhân với Iran

10/06/2012 06:47
Nam Lê (nguồn: nytimes)
(GDVN) - New York Times hôm 08 tháng 6 cho biết rằng không có gì tiến triển tại cuộc đàm phán hạt nhân giữa “bộ sáu” với Iran.

New York Times hôm 08 tháng 6 đưa tin rằng, sau cuộc đàm phán vào thứ Sáu, dường như những cố gắng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran không có gì tiến triển.

Các thanh tra viên cao cấp từ cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hiệp Quốc cho biết họ không thể tiếp cận các khu vực nơi có thể chúng được sử dụng để thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Việc đánh giá được đưa ra sau một ngày đàm phán tại trụ sở của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được đặt tại Viên (Áo), do Chánh thanh tra hạt nhân của IAEA Herman Nackaerts và Đại sứ Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh dẫn đầu.

Chánh thanh tra hạt nhân của IAEA Herman Nackaerts
Chánh thanh tra hạt nhân của IAEA Herman Nackaerts

Sau khi không thể đi tới thống nhất tại các cuộc đàm phán lớn giữa Iran và các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi ở Baghdad hồi tháng trước, kết quả của cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu cũng chỉ ra rằng mọi nỗ lực vẫn trên đà thất bại, thậm chí cả Tehran cũng phải đối mặt với một loạt bất lợi, đó chính là các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc đánh vào lĩnh vực dầu mỏ và ngân hàng của Iran vào tháng tới.

Kết quả của cuộc đàm phán dường như sẽ làm tăng thêm mối nghi ngờ giữa các nhà chỉ trích Iran rằng Tehran đang cố lợi dụng các mối liên hệ của họ với bên ngoài để kéo dài thời gian, trong khi đó chính quyền Tehran vẫn tiếp tục các nỗ lực làm giàu hạt nhân và che giấu một cách khôn khéo những bằng chứng đang bị điều tra bởi các thanh tra quốc tế.

Quan chức IAEA cho biết các thanh tra viên của tổ chức này hy vọng rằng sẽ bảo đảm được thỏa thuận của Iran về những gì mà họ gọi là "cơ cấu tiếp cận", cho phép giám sát các khu vực mà IAEA nghi ngờ có sử dụng quân sự.

Sau chuyến thăm Tehran tháng 5, Tổng giám đốc IAEA ông Yukiya Amano nói: “Tôi tin rằng Iran sẽ đồng ý với các điều khoản về việc kiểm tra các khu vực đang gây tranh cãi, trong đó có cơ sở hạt nhân Parchin, nằm cách 20 dặm về phía nam thủ đô Tehran”.

Tổng thống Iran Ahmadinejad tới thăm một cơ sở hạt nhân
Tổng thống Iran Ahmadinejad tới thăm một cơ sở hạt nhân

Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, ông Nackaerts cho biết các chuyên viên đàm phán của ông đã đến dự cuộc họp với ông Soltanieh với "tinh thần xây dựng”, hy vọng có thể hoàn thành thỏa thuận.

Ông Nackaerts nói: "Chúng tôi đã trình bày một dự thảo sửa đổi, giải quyết mối quan ngại mà Iran tuyên bố trước đó. Tuy nhiên, đã không có gì tiến triển. Điều này rất đáng thất vọng. Vì quả thực  Iran đưa ra vấn đề mà chúng tôi đã bàn bạc và thêm những cái bổ sung”.

Theo báo cáo chính thức của Thông Tấn Xã Cộng hòa Hồi giáo Iran, đại diện Iran ông Soltanieh đã cố gắng thể hiện các cuộc thảo luận tích cực hơn. Ông nói rằng sau 8 giờ đàm phán, các cuộc đàm phán sẽ được tiếp tục vào một ngày không xa "để hoàn tất các vấn đề còn lại của cuộc đàm phán và đạt được kết quả khả quan".

Tờ báo còn trích dẫn lời ông nói: "Vì các cuộc đàm phán liên quan đến một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, tất cả các chi tiết của các cuộc đàm phán sẽ được đội ngũ của chúng tôi xem xét cẩn thận và đảm bảo bí mật".

Tuy nhiên, ông Nackaerts cho biết không chắc chắn được ngày cho cuộc họp tiếp theo. Iran nói rằng chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hoà bình, nhưng các nhà lãnh đạo phương Tây lại nói rằng họ nghi ngờ nó nhằm để phát triển vũ khí hạt nhân.

Tên lửa Shahab-2 của Iran
Tên lửa Shahab-2 của Iran

Các cuộc đàm phán ở Viên đã được giám sát chặt chẽ bởi “bộ sáu” (bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc), đàm phán về các vấn đề rộng lớn hơn với Iran để cố gắng ngăn chặn chương trình làm giàu uranium mà Iran đã nói là họ sẽ không bao giờ làm.

Sau khi không thể đưa ra kết luận ở cuộc đàm phán ở Baghdad hồi tháng trước, các cuộc đàm phán tiếp theo dự định sẽ được nối lại tại Moscow vào ngày 18 tháng 6. Nhưng các nhà ngoại giao cho biết mọi thứ dường như trở nên bế tắc khi mà các cuộc đàm phán ở Viên đã gieo giắc thêm sự vô vọng cho các cuộc thảo luận sắp tới tại Moscow.

Các cuộc đàm phán của IAEA mở ra sau khi một loạt các tín hiệu từ Iran là một bước chuyển không hề được mong đợi.

Ông Robert Wood, với chức vụ là đặc phái viên Hoa Kỳ tại IAEA phát biểu: "Tôi thấy không lạc quan lắm về vấn đề này, nhưng tôi mong rằng thỏa thuận sẽ đạt được kết quả tốt mặc dù tôi không chắc rằng Iran đã thực sự sẵn sàng".

Một tờ báo đưa tin rằng cũng trong ngày 8 tháng 6, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bày tỏ ý định tới thăm tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, "mềm dẻo và thực tế" sẽ là biện pháp chính tại các cuộc đàm phán đã được lên kế hoạch cho hội nghị tại Matxcơva ngày 18 và 19 tháng 6, và cũng để hợp tác với IAEA. Cùng với Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Đức, Trung Quốc cũng là một trong sáu cường quốc sẽ tiến hành đàm phán với Iran.

Hôm thứ Hai, tổng giám đốc IAEA ông Amano đã bày tỏ mối quan ngại về những hình ảnh vệ tinh được chụp tháng trước cho thấy Iran đã phá hủy các tòa nhà lớn ở khu vực của cơ sở hạt nhân Parchin mà nhiều thanh tra đã được cử đến thăm, cho dù Iran đã nhiều lần từ chối cho phép tiếp cận.

Sau cuộc đàm phán hôm thứ 6, dường như không có gì tiến triển về vấn đề hạt nhân của Iran
Sau cuộc đàm phán hôm thứ 6, dường như không có gì tiến triển về vấn đề hạt nhân của Iran

IAEA  cho biết trong một báo cáo vào tháng 11, họ tin chắc rằng Iran có thể đã tiến hành thử nghiệm các loại chất nổ tại cơ sở Parchin, và chúng có thể sẽ được sử dụng trong việc kích hoạt các cơ chế đầu đạn hạt nhân.

Iran đã phủ nhận lời buộc tội và đã nỗ lực đưa ra các bản báo cáo để làm sạch khu vực Parchin và bác bỏ những cáo buộc vô lý từ chính các đối thủ phương Tây và Israel.

Iran cũng đã đề xuất rằng trước khi cho phép có bất cứ sự kiểm tra nào tại Parchin, Iran muốn xem các tài liệu mà cơ quan nguyên tử đã sử dụng để lấy đó làm cơ sở cho những nghi ngờ về họ.

Sau đó, vào hôm thứ Tư vừa qua, Iran bày tỏ lo ngại rằng việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với các cường quốc lớn sẽ bị trì hoãn hoặc huỷ bỏ do sự chần chừ của các bên khác trong việc tổ chức các cuộc họp sơ bộ.

Tổng thống Iran Ahmadinejad, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Saeed Jalili, đại sứ Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh đã cáo buộc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiến hành các hoạt động tình báo tại nước này.

Nam Lê (nguồn: nytimes)