Học trực tuyến và di động là xu hướng của du học sinh?

20/06/2012 09:11
thutucduhoc
(GDVN) - Giờ là lúc thay đổi nền giáo dục. Tại cấp phổ thông, đã có các trang web tương tác ngày càng thông minh. Các lớp học không chỉ cần trực tuyến mà còn phải di động. Bởi mục tiêu đều là: tạo ra càng nhiều người giỏi càng tốt.


Các khóa học trực tuyến mới đã mở ra cơ hội hấp dẫn cho nhiều người.

Không còn những ca khúc của Rihanna, những bộ bikini nóng bỏng, những buổi tiệc tùng với bia và rượu. Kỳ nghỉ mùa xuân đang dần kết thúc. Các sinh viên lại lục tục quay trở lại trường học - nơi dù họ có hạnh kiểm tốt xấu, tài năng thế nào thì họ cũng được chấp nhận nếu họ học tại những trường danh tiếng. Lớp trẻ không gắn mác Harvard danh tiếng lên cửa kính chắn gió của xe để ra oai với thiên hạ, mà chính là các bậc phụ huynh của chúng.

Việc giáo dục thông qua sách vở sẽ ngày càng giảm xuống
Việc giáo dục thông qua sách vở sẽ ngày càng giảm xuống


Nhưng tư tưởng này bao giờ mới kết thúc? Các ngôi trường này có quá nhiều điều hấp dẫn: những sinh viên xuất sắc, phòng ăn rộng lớn, những cựu sinh viên làm tổng thống sau này. Và để duy trì danh tiếng, các ngôi trường hạng ưu này chỉ tuyển sinh rất hạn chế - ví dụ như số sinh viên dự kiến đến năm 2015 của Harvard chỉ khoảng 1.700 sinh viên, của Yale là 1.300 sinh viên. Nhưng việc này có lẽ đang đi tới hồi kết. Những cuộc đổi mới bên ngoài tháp ngà đang nhăm nhe tìm đường tới đây, không phải chỉ đổ bộ đến sân trường, mà là tiến thẳng vào các lớp học.

Đó là một sự thay đổi đầy kịch tính trong giáo dục đại học. Mùa thu năm ngoái, hàng trăm sinh viên Stanford đã đăng kí khóa học của giáo sư Sebastian Thrun về trí thông minh nhân tạo. Giáo sư cũng mở một lớp học trực tuyến miễn phí thông qua công ty riêng mới mở của mình là Udacity, và đã có 160.000 sinh viên tham gia. Nội dung kiểm tra và bài tập của 2 nhóm học trực tuyến và học trên lớp đều được soạn giống nhau. Kết quả cho thấy số sinh viên đạt điểm tổng kết xuất sắc là 210, và họ đều là các sinh viên học trực tuyến.

Vậy nếu bạn đã chen chân vào được một trường danh tiếng hàng top với các hàng đống các giấy chứng nhận hay một bài luận được sửa bởi người khác, giờ là lúc nên cảm thấy chột dạ.

"Tôi muốn so sánh nó với phim ảnh", giáo sư Thrun nói với tôi như vậy trong một cuộc gặp tại một quán cà phê nằm giữa Stanford và Mountain View, California, nơi ông hàng ngày điều hành Google X, một phòng máy tính thực nghiệm của Google. "Trước khi có phim, chúng ta có rạp hát, nơi chỉ có sức chứa đến 300 người. Sau này, celluloid được phát minh, và bạn có thể ghi âm và tạo bản sao cho nó. Một bộ phim hay sẽ không chỉ đạt mốc 300 người xem, mà là 3.000, 300.000 và nhanh chóng là 3 triệu người xem. Điều đó đã thay đổi các lý thuyết kinh tế".

Giờ là lúc thay đổi nền giáo dục. Tại cấp phổ thông, đã có các trang web tương tác ngày càng thông minh, như trang Look at Piazza, Blackboard và Quizlet – được sáng lập bởi một học sinh 17 tuổi.

TED-Ed cũng đã lập được một trang chuyên đề trên Youtube, với các bài học kéo dài từ 3 đến 10 phút cho trẻ em.

Cổng EDU của Youtube đã có đến 22 tỷ lượt truy cập. Khan Academy, một website yêu thích của Bill Gates, đã có 4 triệu người sử dụng một tháng và hàng nghìn video giáo dục khác nhau, từ "Chiến dịch Peninsular của Napoleon" cho đến "danh sách Python" - nếu bạn nghĩ là về những con rắn, hãy tải ứng dụng cho Ipad mới của Khan ngay đi.

Mô hình học tập trực tuyến ngày càng được mở rộng.
Mô hình học tập trực tuyến ngày càng được mở rộng.


Vấn đề lớn nữa,là các khóa học và hội thảo trực tuyến mở đại trà của cấp đại học (MOOCs và MOOSes). Harvard cũng đã có các bài giảng trực tuyến như "Pháp luật" của giáo sư Michael Sandel, và chúng đều miễn phí. Hiện nay Viện công nghệ Georgia (Georgia Institute of technology), MIT, Standford và các trường khác cũng đã mở các khóa học trực tuyến nâng cao, một vài nơi đã được công nhận chất lượng.

"Sự tìm kiếm hiện nay cho những phương thức giáo dục mới cần phải đảo lại", nhà triết học người Áo Ivan Illich đã viết như vậy trong cuốn "Xã hội không trường học".

Ông ủng hộ "các trang mạng giáo dục" len lỏi giữa chúng ta. Đó là năm 1971. Ngày nay, các khóa học trên mạng không những đuổi kịp mà còn vượt các phương thức học truyền thống khác.

Các nghiên cứu cho thấy dạy học theo phương pháp hướng dẫn sẽ có hiệu quả hơn hẳn so với thuyết trình trên lớp (cách dạy truyền thống đã có từ hàng thế kỷ nay tại Oxford và Cambridge), thậm chí nếu bài giảng đó có được ghi âm lại. Các học sinh trực tuyến của giáo sư Thrun cho biết khóa học này mang lại cảm giác cá nhân hơn.

Mô hình giáo dục mới này đem lại những thuận lợi cho những người nhút nhát và đãng trí. Bạn có thể tua lại một băng hình và xem bất cứ khi nào và bao nhiêu lần mà bạn thích.

Thêm vào đó, giáo viên cũng tiết kiệm thời gian nhờ hệ thống điểm được vi tính hóa, và sinh viên cũng tiết kiệm chi phí hơn (các khoản nợ tiền học tại Mỹ là gần 1 nghìn tỷ USD, cao hơn so với nợ vay mua nhà hay nợ thẻ tín dụng).

Quan trọng nhất là hệ thống này khuyến khích các sinh viên giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận cơ hội được học cao hơn: ví dụ như một đứa trẻ ở Afghanistan, một bà mẹ trẻ ở Scotland, một học sinh bị bỏ mặc ở Detroit.

Từ khóa học của giáo sư Thrun (được dịch sang 44 ngôn ngữ), dựa vào kết quả học tập của các sinh viên, Udacity đã lựa chọn được 200 người, và vài tuần trước đã gửi CV của 200 sinh viên này tới các công ty bao gồm Amazon, Bank of America và BMW.

Tất nhiên, phương pháp này không hẳn là hoàn hảo, nó cũng có những vấn đề riêng, như: tỷ lệ bỏ học trực tuyến cao, phàn nàn về tốc độ đường truyền, các thắc mắc liên quan đến pháp lý, và cả những lời than vãn có thể dễ dàng nhận ra ở những sinh viên cũ, những người vốn đã quá quen với hàng giờ ngồi trên những chiếc ghế ấm áp.

Công bằng mà nói, các lớp học không chỉ cần trực tuyến mà còn phải di động. Bởi mục tiêu đều là: tạo ra càng nhiều người giỏi càng tốt. Hãy chờ xem tháp ngà sụp đổ.

Điểm nóng
Khám phá du học tại Italy. Những thay đổi về visa vào Anh
TOP 5 trường ĐH 'đỉnh' nhất New Zealand. Cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm cùng du học hè
Vừa làm, vừa chơi tại Hoa Kỳ Tại sao người châu Âu “sính” xe đạp.


thutucduhoc