Báo Mỹ: Trung Quốc dùng UAV của Áo để tấn công tàu sân bay

24/06/2012 09:13
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh)
(GDVN) - Máy bay không người lái đang trở thành công cụ quan trọng để Hải quân Trung Quốc thực hiện tác chiến “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (A2/AD).
Máy bay không người lái Camcopter S-100 của Công ty Schiebel, Áo xuất hiện tại Triển lãm trang bị cảnh sát Trung Quốc lần thứ tư.
Máy bay không người lái Camcopter S-100 của Công ty Schiebel, Áo xuất hiện tại Triển lãm trang bị cảnh sát Trung Quốc lần thứ tư.

Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, biên đội hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập cất/hạ cánh máy bay không người lái (UAV) ở Tây Thái Bình Dương, nhìn vào các bức ảnh được máy bay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chụp được thì loại máy bay không người lái này giống với máy bay không người lái Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo (Austria) nghiên cứu phát triển.

S-100 là một trong những máy bay trực thăng không người lái đứng đầu thế giới hiện nay, có thể theo các tàu chiến mặt nước cỡ trung bình trở lên, thực hiện nhiệm vụ tác chiến viễn dương (biển xa).

Tờ “Jane’s Defense Weekly” cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã trưng bày 2 bức ảnh liên quan đến máy bay không người lái của Hải quân Trung Quốc, trong đó một bức ảnh cho thấy 3 máy bay không người lái đỗ trên đường băng ở phía cuối tàu hộ vệ 054A mang tên Châu Sơn.

Nhật Bản cho rằng, những bức ảnh này đều được máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chụp được khi theo dõi biên đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc ở vùng biển Miyako.

Do máy bay không người lái của Hải quân Trung Quốc do Nhật tiết lộ giống với máy bay trực thăng không người lái S-100 của Công ty Schiebel Áo, vì vậy tờ “Jane’s Defense Weekly” nghi ngờ có người vi phạm chính sách cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của EU, ngụ ý cáo buộc Công ty Schiebel của Áo đã dùng danh nghĩa dân dụng xuất khẩu 18 máy bay S-100 cho Trung Quốc vào năm 2010.

Máy bay không người lái tập trận cùng với tàu chiến của Trung Quốc được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chụp được.
Máy bay không người lái tập trận cùng với tàu chiến của Trung Quốc được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chụp được.

Đối với vấn đề này, Công ty Schiebel nhấn mạnh, việc bán cho Trung Quốc máy bay không người lái S-100 loại dân dụng phù hợp với quy định của EU, đồng thời cho rằng chi tiết được phản ánh từ những bức ảnh trên cho thấy chúng không phải là S-100 thực sự, mà là sản phẩm do Trung Quốc tự phát triển.

Tờ “Jane’s Defense Weekly” suy đoán, “S-100 phiên bản Trung Quốc” áp dụng thiết kế “hình giọt nước” (dáng thuôn, dáng khí động), tính năng tàng hình tốt, khi mang theo 34 kg có thể ở trên không tới 6 giờ, khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát có thể treo các thiết bị cảm biến có công dụng khác nhau ở bụng, những hình ảnh của mục tiêu thông qua kết nối dữ liệu được truyền về tàu sân bay.

Chuyên gia Anh cho rằng, “S-100 phiên bản Trung Quốc” góp phần rất lớn vào việc cải thiện khả năng tác chiến thông tin hóa trên biển cho Quân đội Trung Quốc, có thể hỗ trợ rất lớn những điểm mù dò tìm của radar tầm xa trang bị trên tàu chiến, giúp khả năng cảnh báo sớm của hạm đội Trung Quốc được hoàn thiện.

Đối với vấn đề này, tổng biên tập tạp chí “SIGNA” là James C. Busset cho rằng, điều này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên.

“Ngay từ tháng 6/2011, máy bay P-3C của Nhật Bản cũng đã chụp được những hình ảnh máy bay không người lái của Hải quân Trung Quốc ở vùng biển Miyako, khi đó nó đang bay bên cạnh một tàu hộ vệ 053H3, chỉ có điều do độ nét của bức ảnh kém, cho nên không thể phán đoán máy bay này là máy bay cánh cố định hay cánh xoay, nhưng căn cứ vào những bức ảnh được Nhật Bản chụp được lần này để phán đoán, máy bay không người lái chụp được năm 2011 cũng cùng một loại”.

Máy bay không người lái Camcopter S-100
Máy bay không người lái Camcopter S-100

Busset suy đoán, Hải quân Trung Quốc dường như cố tình để người Nhật có thể chụp được máy bay không người lái này, “thông qua người Nhật để đạt mục đích tuyên truyền”.

Busset cho rằng, trước khi máy bay không người lái kiểu mới lộ ra, máy bay không người lái tiên tiến nhất của Hải quân Trung Quốc có tên là Ngân Ưng (YY), được phát triển trên nền tảng máy bay không người lái ASN-209 phiên bản lục quân. Ngân Ưng được phóng lên bằng tên lửa, hành trình là 150 km, thời gian bay liên tục là 4-8 giờ, áp dụng thiết kế 2 đuôi xòe và động cơ kiểu đẩy sau.

Tin cho biết, Ngân Ưng có thể thực hiện 10 loại nhiệm vụ, trong cuộc diễn tập đổ bộ năm 2011 của Hải quân Trung Quốc, Ngân Ưng từng đóng vai trò tiếp sức thông tin giữa lực lượng đổ bộ và tàu chi viện mặt nước.

Busset nhấn mạnh, Trung Quốc dựa vào “kênh đặc biệt” để có được công nghệ tiên tiến của Mỹ, châu Âu và Israel, đang thúc đẩy phát triển lĩnh vực máy bay không người lái dùng cho hải quân với tốc độ phát triển vượt cả máy bay có người lái.

Busset cho rằng, máy bay không người lái của Hải quân Trung Quốc, về trình độ công nghệ tổng thể, còn có khoảng cách với Mỹ và châu Âu, chẳng hạn như máy bay không người lái Ngân Ưng có 4 ăng-ten thẳng đứng cỡ lớn trên thân và cánh máy bay, có chút lạc hậu so với kết nối thông tin hiện đại, hơn nữa có một bức ảnh mô hình máy bay không người lái lại để sẵn một “khoang lái”, “nguyên nhân chính có tình trạng lạc hậu này là ở chỗ Trung Quốc thiếu các công nghệ rất quan trọng của máy bay không người lái như ăng-ten nhỏ, hệ thống thông tin, kết nối dữ liệu tiên tiến”.

Hiện nay, máy bay trực thăng không người lái trang bị cho tàu chiến còn rất ít. Trong hình là máy bay trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout của Mỹ.
Hiện nay, máy bay trực thăng không người lái trang bị cho tàu chiến còn rất ít. Trong hình là máy bay trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout của Mỹ.

Tuy nhiên, Busset cũng thừa nhận công nghệ máy bay không người lái của Trung Quốc có tiến bộ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Một điều dễ bị mọi người coi nhẹ là, Trung Quốc sánh ngang với các nước phương Tây về mặt ứng dụng máy bay không người lá.

Hiện không chỉ có Quân đội Trung Quốc, mà các bộ ngành của Trung Quốc đều gấp rút ứng dụng máy bay không người lái cho các lĩnh vực như giám sát mặt đất và trên biển, đặc biệt là tỉnh Liêu Ninh đã tuyên bố dùng máy bay không người lái để giám sát biển.

Quỹ Jamestown Mỹ cũng cho rằng, sự phát triển nhanh của máy bay không người lái đang làm gia tăng khả năng chiến đấu cho Quân đội Trung Quốc, hơn nữa việc đầu tư tiếp tục cho công tác nghiên cứu khoa học về máy bay không người lái của Trung Quốc sẽ đưa Trung Quốc trở thành nước lớn thứ hai về máy bay không người lái, sau Mỹ, trong tương lai gần.

Một bản “Báo cáo vắn tắt Trung Quốc” của quỹ này cho rằng, máy bay không người lái đang trở thành công cụ quan trọng để Hải quân Trung Quốc thực hiện tác chiến “chống can dự/ngăn chặn khu vực” (A2/AD), đặc biệt sẽ dùng cho tác chiến chống tàu sân bay.

Máy bay trực thăng không người lái của phương Tây đã đi vào thị trường Trung Quốc. Trong hình là máy bay trực thăng không người lái cánh xoay cánh xoay Camcopter S-100 do Áo sản xuất.
Máy bay trực thăng không người lái của phương Tây đã đi vào thị trường Trung Quốc. Trong hình là máy bay trực thăng không người lái cánh xoay cánh xoay Camcopter S-100 do Áo sản xuất.

Quân đội Mỹ cho rằng, Quân đội Trung Quốc luôn coi tàu sân bay của Mỹ là công cụ quan trọng để can thiệp tình hình eo biển Đài Loan và biển Đông, trong khi đó muốn xây dựng được khả năng A2/AD có hiệu quả, thì phải có khả năng chiến đấu chống tàu sân bay mạnh.

“Đối với Quân đội Trung Quốc, muốn tấn công tàu sân bay Mỹ, chỉ có vũ khí tấn công là không đủ, còn phải có một hệ thống chi viện tác chiến hoàn thiện. Hệ thống này cần có trinh sát tìm kiếm, nhận biết, bám theo, khóa chặt và nghênh chiến nguồn gốc mối đe dọa, sau đó tiến hành đánh giá sát thương, tạo ra “chuỗi sát thương” hoàn chỉnh.

Trong “chuỗi sát thương”, máy bay không người lái sẽ là một mắt khâu quan trọng, phụ trách theo dõi, tìm kiếm và bám theo liên tục đối với tàu sân bay, đồng thời truyền thông tin theo thời gian thực, từ đó bù đắp điểm yếu của máy bay trinh sát (dễ bị tổn thất về người khi bị sát thương), và thiếu sót do tính chất thời gian thực của vệ tinh không đầy đủ và radar tầm xa không có hình ảnh”.

Busset cho rằng, Trung Quốc không chỉ dùng máy bay không người lái để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, bám theo và định vị tàu sân bay của Mỹ, mà còn có thể trực tiếp tham gia tấn công đối với tàu sân bay và các tàu hộ tống của Mỹ. Một số máy bay không người lái tàng hình kiểu mới đang được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo đều có thể dùng cho tấn công đối hải.

“Tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc thông qua phương thức phát sóng video, trưng bày công khai với bên ngoài một loại máy bay trực thăng vũ trang phản lực mang tên WJ-600. Trong hình ảnh video, máy bay không người lái WJ-600 bay trên một cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, sau đó sử dụng tên lửa mang theo máy bay bắn chìm một tàu chiến và bắn rơi một máy bay chiến đấu – công dụng và đối thủ của máy bay không người lái trong bộ phim đều rõ ràng”.

Ngày 21/9/2011, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh, Viện Máy bay trực thăng Công nghiệp Hàng không Trung Quốc đã trưng bày máy bay trực thăng không người lái kiểu mới U-8. U-8 toàn bộ nặng 230 kg, tải trọng nhiệm vụ 40 kg, khoảng cách quan sát 100 km, thời gian bay liên tục 4 giờ, tốc độ bay tối đa 150 km/giờ, trần bay tối đa 3.000 m. Máy bay này từng bay thử rất tốt ở cao nguyên Thanh Tạng.
Ngày 21/9/2011, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh, Viện Máy bay trực thăng Công nghiệp Hàng không Trung Quốc đã trưng bày máy bay trực thăng không người lái kiểu mới U-8. U-8 toàn bộ nặng 230 kg, tải trọng nhiệm vụ 40 kg, khoảng cách quan sát 100 km, thời gian bay liên tục 4 giờ, tốc độ bay tối đa 150 km/giờ, trần bay tối đa 3.000 m. Máy bay này từng bay thử rất tốt ở cao nguyên Thanh Tạng.
Hiện nay, máy bay trực thăng không người lái đang phát triển rất nhanh trong lĩnh vực quân sự. Trong hình là máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout của Mỹ, nặng 1,5 tấn.
Hiện nay, máy bay trực thăng không người lái đang phát triển rất nhanh trong lĩnh vực quân sự. Trong hình là máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout của Mỹ, nặng 1,5 tấn.
MQ-8 Fire Scout hiện đã trang bị cho Hải quân Mỹ và dùng cho các hoạt động chống cướp biển ở vùng biển Somalia.
MQ-8 Fire Scout hiện đã trang bị cho Hải quân Mỹ và dùng cho các hoạt động chống cướp biển ở vùng biển Somalia.
Ngày 21/9/2011, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh, nhiều loại máy bay trực thăng không người lái tiên tiến do Trung Quốc sản xuất đã lần đầu tiên xuất hiện công khai. Trong hình là máy bay trực thăng không người lái Z-5 do Viện Nghiên cứu 60 thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Trung Quốc nghiên cứu phát triển.
Ngày 21/9/2011, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh, nhiều loại máy bay trực thăng không người lái tiên tiến do Trung Quốc sản xuất đã lần đầu tiên xuất hiện công khai. Trong hình là máy bay trực thăng không người lái Z-5 do Viện Nghiên cứu 60 thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Trung Quốc nghiên cứu phát triển.
Máy bay trực thăng không người lái Ong Mật-28 Trung Quốc trưng bày tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh ngày 21/9/2011, tốc độ tối đa 130 km/giờ, thời gian bay liên tục 3-5 giờ.
Máy bay trực thăng không người lái Ong Mật-28 Trung Quốc trưng bày tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Bắc Kinh ngày 21/9/2011, tốc độ tối đa 130 km/giờ, thời gian bay liên tục 3-5 giờ.
Máy bay trực thăng SVU-200 Phi Hổ của Công ty Khoa học kỹ thuật Sơn Hà, Hồ Nam, Trung Quốc.
Máy bay trực thăng SVU-200 Phi Hổ của Công ty Khoa học kỹ thuật Sơn Hà, Hồ Nam, Trung Quốc.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh)