Thắng lợi của đội tuyển Tây Ban Nha tại EURO 2012 khiến dư luận đặt câu hỏi liệu họ đã có thể sánh ngang với Brazil tại World Cup 1970. Tuy nhiên so sánh như vậy sẽ chẳng mang lại kết quả gì, bởi như chúng ta đã biết, mỗi môn thể thao đều có một giai đoạn mà một tập thể xây dựng nên “triều đại” của mình, gồm những chức vô địch liên tiếp. |
Đội tuyển bóng đá Brazil 1958 - 1970: World Cup 1970 là đỉnh điểm của đội tuyển bóng đá Brazil. Sự xuất hiện của Pele và chức vô địch thế giới năm 1958 đã đưa xứ sở Samba trở thành một thế lực bóng đá của toàn cầu, với 3 lần vô địch World Cup trong thời gian đó (1958, 1962, 1970). Đáng tiếc là Selecao không có cơ hội áp đảo trong khu vực Nam Mỹ của mình, bởi Copa America bị giải tán năm 1967 trước khi được khôi phục 8 năm sau. Ở giải này, họ về nhì trước Argentina năm 1957 và 1959, tức khi triều đại bắt đầu. |
Đội tuyển bóng đá Brazil 1994 – 2002: Các ông vua Samba đăng quang tại USA 94 và từ đó, họ lấy lại sự thống trị đã mất của mình. Lần lượt là chức vô địch ở Copa America 1997, Cúp Liên lục địa 1997, ngôi Á quân World Cup 1998, vô địch Copa America 1999 và World Cup 2002. 8 năm với 4 danh hiệu trong thời đại được coi là hoàng kim của không chỉ bóng đá mà còn của thể thao thế giới, đó là một điều khó lặp lại được. |
Đội tuyển bóng đá Pháp 1996 – 2001: Dưới sự dẫn dắt của Zinedine Zidane và Thierry Henry, Pháp vào tới bán kết EURO 1996, vô địch World Cup 1998 trên sân nhà, vô địch EURO 2000 và đoạt cúp Liên lục địa năm 2001. |
Đội tuyển bóng đá Tây Đức 1972 – 1982: Giai đoạn 10 năm Tây Đức làm mưa làm gió bóng đá thế giới, họ vô địch EURO 1972 và EURO 1980, Á quân EURO 1976. Franz Beckenbauer đưa Tây Đức tới ngôi vô địch Thế giới năm 1974 và 8 năm sau Tây Đức là Á quân tại Espana 82. Họ chính là ĐTQG đầu tiên của châu Âu vô địch 2 lần liên tiếp ở các giải đấu lớn. |
Barcelona 2005 – 2011: 5 chức vô địch La Liga, 3 chức vô địch Champions League, 1 cúp Nhà vua, 4 Siêu cúp TBN, 1 siêu cúp châu Âu và chức vô địch Thế giới các CLB năm 2009. Họ là đội bóng đoạt cú ăn 6 trong mùa giải 2008-09, là CLB Tây Ban Nha đầu tiên dành cú ăn 3, và cũng là đội giành cú ăn 3 đầu tiên trong lịch sử vô địch Siêu cúp châu Âu và Cúp thế giới các CLB. |
Real Madrid 1954 – 1972: 6 chức vô địch châu Âu, trong đó 5 lần liên tiếp từ 1956 đến 1960. 13 chức vô địch La Liga, với 5 lần liên tiếp từ 1961 tới 1965. |
Liverpool 1972 – 1990: Trong 18 năm, họ là nhà vô địch Anh 11 lần, 3 lần FA Cup, 4 lần liên tiếp vô địch League Cup, 1 chức vô địch UEFA Cup và 4 chức vô địch Champions League trong giai đoạn 1977 – 1984. Họ là đội bóng Anh duy nhất trong lịch sử có 4 lần vô địch Champions League, thành tích chưa bị vượt qua kể cả với Man Utd, đội đã dự Champions League từ 1996 tới nay (16 năm liên tiếp). |
Manchester United 1992 – nay: Hay đúng hơn là triều đại của Sir Alex Ferguson. 11 lần vô địch Premier League (tổng cộng 19 chức vô địch quốc gia), 4 lần vô địch FA Cup, 2 lần vô địch Champions League và một cú ăn 3 vào năm 1999. |
Arsenal 1930 – 1948: 6 chức vô địch Anh dưới sự dẫn dắt của Herbert Chapman cùng 3 chức vô địch khu vực (giải VĐQG bị tạm dừng vì Thế chiến thứ 2). |
Juventus 1972 – 1986: 9 chức vô địch Serie A (6 dưới quyền Giovanni Trapattoni), 2 Cúp quốc gia và 1 chức vô địch C1. Thế hệ của Juventus này hình thành nên xương sống của đội tuyển Italia tại World Cup 1978 (vào bán kết) và World Cup 1982 (vô địch). Vào năm 1985, Juventus trở thành đội bóng duy nhất cho tới lúc này đoạt được mọi danh hiệu vô địch ở cấp độ châu lục và các danh hiệu vô địch thế giới các CLB. |
Inter Milan 2006 – 2010: 5 lần vô địch Serie A liên tiếp cùng 4 cúp Quốc gia, 4 Siêu cúp Italia, 1 Champions League và 1 chức vô địch Thế giới các CLB. Họ là CLB đầu tiên của nước Ý giành cú ăn 3 vào năm 2010. |
Bayern Munich 1971 – nay: kỷ lục 21 lần vô địch Bundesliga (cao gấp hơn 2 lần so với đội xếp thứ 2). Cùng với đó là 3 chức vô địch châu Âu liên tiếp trong giai đoạn 1974-1976 và một cúp Champions League khác vào năm 2001. |
Đội tuyển bóng rổ Olympic Hoa Kỳ 1992 – 2000: Sau khi thất bại với các cầu thủ đại học, Mỹ đưa các ngôi sao NBA vào đội tuyển Olympic. “Dream Team” của Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi Michael Jordan và Magic Johnson, đoạt Huy chương Vàng năm 1992 tại Barcelona với thành tích bất bại. “Dream Team II” dẫn đầu bởi Hakeem Olajuwon và Shaquille O’Neal cũng đoạt Vàng tại Atlanta, Mỹ. Họ tiếp tục đoạt Vàng tại Sydney 2000. |
Chicago Bulls 1989 – 1998: Với Michael Jordan đã có trong đội hình 5 năm trước và sự xuất hiện của Scottie Pippen cùng HLV Phil Jackson, Chicago Bulls thiết lập hai “Three-peat” (ghép của “Three” và “repeat”). Lần thứ nhất, Jordan đưa Bulls tới 3 chức vô địch NBA liên tiếp giai đoạn 1991-1993. Jordan giải nghệ và Bulls trải qua 2 năm không danh hiệu, cho tới khi MJ trở lại vào năm 1995. Họ lập lên “Three-peat” thứ hai với 3 chức vô địch từ 1996 tới 1998, trong đó có kỷ lục chiến thắng 72-10 trong mùa giải 1995-96. |
Boston Celtics 1956 – 1986: Celtics giữ kỷ lục vô địch NBA nhiều lần nhất trong lịch sử, với 16/17 danh hiệu đến từ giai đoạn này. Trung phong Bill Russell đưa Celtics tới 11 danh hiệu trong giai đoạn 1957 – 1969, và Celtics đoạt thêm 2 chức vô địch trong năm 1974 và 1978. Larry Bird đưa họ tới thêm 3 danh hiệu nữa trước khi Celtics trải qua 22 năm không danh hiệu. |
Lance Amstrong 1999 – 2005: 7 lần vô địch Tour de France liên tiếp, thành tích xuất sắc nhất trong lịch sử hơn 100 năm tồn tại của cuộc đua nổi tiếng này, và cũng là kỷ lục trong lịch sử môn đua xe đạp. |
Đội tuyển hockey trên băng nam Liên Xô 1954 – 1992: Một kỷ lục gần như không thể xô đổ với 19 chức vô địch Thế giới (3 trong đó được tính là huy chương vàng Olympic, tính từ 1920 tới 1968), thêm 5 huy chương Vàng Olympic khác và 11 lần đăng quang giải Vô địch U-20 Thế giới. Tổng cộng họ 7 lần gặt Vàng trong 8 lần dự Olympic (lần duy nhất thất bại là tại Moscow 80 trước Hoa Kỳ). Chỉ có kỳ tích mới có thể khiến đội tuyển này thất bại trong giai đoạn đó. |
Trần Long