Từ người đỡ đẻ trở thành nữ danh ca hàng đầu Trung Quốc

06/07/2012 06:20
Dalate (theo Ifeng)
(GDVN) - Thang Xán, người từng bị gắn nhiều tin đồn ghê gớm (bấm xem chi tiết), vốn là một nữ hộ sinh phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành nữ ca sỹ dân ca hàng đầu Trung Quốc
Thang Xán - nữ ca sỹ dân ca hàng đầu Trung Quốc hiện nay bị hàng loạt các tin đồn dính líu với nhiều quan chức tham nhũng. Nhưng ít người biết rằng trước khi trở thành một nghệ sỹ tài danh, cô đã từng là một nữ hộ sinh.
Thang Xán - nữ ca sỹ dân ca hàng đầu Trung Quốc hiện nay bị hàng loạt các tin đồn dính líu với nhiều quan chức tham nhũng. Nhưng ít người biết rằng trước khi trở thành một nghệ sỹ tài danh, cô đã từng là một nữ hộ sinh.
Thang Xán từ nhỏ đã yêu thích ca hát và nhảy múa. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thang Xán thi đỗ trường cao đẳng y tế với mong muốn trở thành một nữ hộ sinh. Tuy nhiên yêu cầu đầu tiên khi học tại trường y tế, đó là phải cắt tóc ngắn. Thang Xán yêu tóc như yêu sinh mệnh của mình và kiên quyết không cắt tóc. Khi đó, mẹ Thang Xán đã khuyên cô thi sư phạm mầm non vì Thang Xán rất yêu thích nhảy múa và ca hát.

Thang Xán từ nhỏ đã yêu thích ca hát và nhảy múa. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Thang Xán thi đỗ trường cao đẳng y tế với mong muốn trở thành một nữ hộ sinh. Tuy nhiên yêu cầu đầu tiên khi học tại trường y tế, đó là phải cắt tóc ngắn. Thang Xán yêu tóc như yêu sinh mệnh của mình và kiên quyết không cắt tóc. Khi đó, mẹ Thang Xán đã khuyên cô thi sư phạm mầm non vì Thang Xán rất yêu thích nhảy múa và ca hát.

Và khi học tại trường sư phạm mầm non, một thầy giáo đã phát hiện ra khả năng ca hát của Thang Xán và chủ động hỏi cô có muốn học thanh nhạc không? Khi đó, Thang Xán với số tiền 170 đệ (tương đương khoảng hơn 550 nghìn đồng) một mình tìm đến thầy giáo để xin học hát… Sau một thời gian được đào tạo chuyên nghiệp, Thang Xán quyết định thi lại đại học. Thang Xán đã đỗ vào Học viện âm nhạc Vũ Hán với số điểm văn hóa cao nhất.

Và khi học tại trường sư phạm mầm non, một thầy giáo đã phát hiện ra khả năng ca hát của Thang Xán và chủ động hỏi cô có muốn học thanh nhạc không?  Khi đó, Thang Xán với số tiền 170 đệ (tương đương khoảng hơn 550 nghìn đồng) một mình tìm đến thầy giáo để xin học hát… Sau một thời gian được đào tạo chuyên nghiệp, Thang Xán quyết định thi lại đại học. Thang Xán đã đỗ vào Học viện âm nhạc Vũ Hán với số điểm văn hóa cao nhất.

Thang Xán là một nữ ca sỹ dân ca rất chuyên nghiệp, đó không chỉ sự khổ công rèn luyện, mà điều quan trọng Thang Xán coi công việc của mình là một sự nghiệp. Cô dùng tấm lòng để hát. Thang Xán cảm thấy giữa nhạc dân ca và nhạc hiện đại có khoảng cách quá lớn nhưng cô không thấy đó làm bi quan mà tích cực phát hiện sự dung hòa giữa nhạc dân ca và hiện đại.

Thang Xán là một nữ ca sỹ dân ca rất chuyên nghiệp, đó không chỉ sự khổ công rèn luyện, mà điều quan trọng Thang Xán coi công việc của mình là một sự nghiệp. Cô dùng tấm lòng để hát. Thang Xán cảm thấy giữa nhạc dân ca và nhạc hiện đại có khoảng cách quá lớn  nhưng cô không thấy đó làm bi quan mà tích cực phát hiện sự dung hòa giữa nhạc dân ca và hiện đại.

Năm 1998, bài hát “Hảo mộng thành chân” đã giành giải bạc Lễ trao giải âm nhạc truyền hình trung quốc, và đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của Thang Xán. Sau đó, năm 1999, Bài hát “Chúc phúc tổ quốc ” trong chương trình âm nhạc do Trương Nghệ Bưu làm đạo diễn đã biến Thang Xán trở thành một ngôi sao. Năm 2001 cũng đánh dấu một năm cực kỳ thành công của Thang xán với ca khúc nổi tiếng cô hát cùng nam ca sỹ Hỏa Phong - bài hát Khai môn hồng. Bài hát là sự kết hợp thành công của nhạc dân ca và hiện đại và từ đó, Thang Xán được gắn với thương hiệu “Tân dân ca”.

Năm 1998, bài hát “Hảo mộng thành chân” đã giành giải bạc Lễ trao giải âm nhạc truyền hình trung quốc, và đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của Thang Xán. Sau đó, năm 1999, Bài hát “Chúc phúc tổ quốc ” trong chương trình âm nhạc do Trương Nghệ Bưu làm đạo diễn đã biến Thang Xán trở thành một ngôi sao. Năm 2001 cũng đánh dấu một năm cực kỳ thành công của Thang xán với ca khúc nổi tiếng cô hát cùng nam ca sỹ Hỏa Phong - bài hát Khai môn hồng. Bài hát là sự kết hợp thành công của nhạc dân ca và hiện đại và từ đó, Thang Xán được gắn với thương hiệu “Tân dân ca”.

Năm 2004, Thang Xán bước thêm một bậc của vinh quang khi cô được mời là nữ ca sỹ chính trong vở nhạc kịch nổi tiếng Tuyết Lang Hồ của Trương Học Hữu. Tại thời điểm công bố tên Thang Xán làm chủ vai trong vở nhạc kịch đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi nghi hoặc, bởi so với nhiều tên tuổi khác, Thang Xán vẫn là một gương mặt mới.

Năm 2004, Thang Xán bước thêm một bậc của vinh quang khi cô được mời là nữ ca sỹ chính trong vở nhạc kịch nổi tiếng Tuyết Lang Hồ của Trương Học Hữu. Tại thời điểm công bố tên Thang Xán làm chủ vai trong vở nhạc kịch đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi nghi hoặc, bởi so với nhiều tên tuổi khác, Thang Xán vẫn là một gương mặt mới.

Thang Xán khi đó đã tiết lộ với báo giới rằng cô là người chủ động tìm đến ứng cử cho vai diễn trong vở nhạc kịch Tuyết Lang Hồ. Sau khi liên hệ trực tiếp với đại diện Trương Học Hữu, Thang Xán đã đến casting và hát rất thành công. “Tôi đã hát nhiều năm nhạc dân ca và tôi hi vọng có thể phát triển bản thân hơn nữa. Và dựa vào nhân tố khách quan, với chiều cao, khuôn mặt của tôi đều phù hợp với vở nhạc kịch”. Từ những ngờ vực của khán giả, vở nhạc kịch cực kỳ thành công của Trương Học Hữu đã khiến cái tên Thang Xán trở nên quen thuộc với mọi khán giả Trung Quốc và được khẳng định trong làng nghệ Hoa Ngữ.

Thang Xán khi đó đã tiết lộ với báo giới rằng cô là người chủ động tìm đến ứng cử cho vai diễn trong vở nhạc kịch Tuyết Lang Hồ. Sau khi liên hệ trực tiếp với đại diện Trương Học Hữu, Thang Xán đã đến casting và hát rất thành công. “Tôi đã hát nhiều năm nhạc dân ca và tôi hi vọng có thể phát triển bản thân hơn nữa. Và dựa vào nhân tố khách quan, với chiều cao, khuôn mặt của tôi đều phù hợp với vở nhạc kịch”. Từ những ngờ vực của khán giả, vở nhạc kịch cực kỳ thành công của Trương Học Hữu đã khiến cái tên Thang Xán trở nên quen thuộc với mọi khán giả Trung Quốc và được khẳng định trong làng nghệ Hoa Ngữ.

Dalate (theo Ifeng)