Nghe những bản tình ca của ông người ta có thể hình dung ra một Phú Quang đa tình – đa cảm, dễ rung động trước cái đẹp của người phụ nữ. Nhưng, đó chỉ là trong những ca khúc như ông từng tâm sự “Tôi khẳng định có đến 5000 cô từng nói với tôi rằng, em rất mê anh. Nhưng tôi lại là người rất tỉnh táo trước những lời có cánh, trước những thiếu nữ ưa mơ mộng. Tôi hỏi mê tôi ở điểm nào thì các cô ấy nói, mê nhạc của Phú Quang chứ không phải mê anh Phú Quang”.
“Giật mình mình lại thương mình xót xa”
“Đóng mác’ trong những ca khúc của ông là những nỗi buồn. Tôi hình dung Phú Quang có ma thuật để đong đếm cái độ buồn trong từng tiết tấu, hơi thở âm nhạc của ông, và tôi đã hỏi ông cái câu hỏi như tôi nghĩ ấy. “Không biết ông đã bao giờ nhận thấy có ca khúc nào đó ông đã không tự chủ được nỗi buồn của mình chưa?”. Khi nghe tôi hỏi vậy, ông bảo: “Tôi không biết có làm chủ được “độ” buồn, nỗi buồn của chính mình khi thả nó vào âm nhạc không, nhưng tôi biết chắc một điều là khi sáng tác tôi luôn làm chủ được cảm xúc của mình. Và tôi biết chắc đó là cảm xúc rất thật của mình”.
Tôi có lần gặp ông ở Đà Lạt khi lăn tăn theo đoàn làm phim Dốc tình mà ông có phổ nhạc cho bài thơ Hoàng hôn dốc trong phim ấy. Tôi đã thấy những ngón tay của ông vàng bệt vì thuốc lá, và miệng ông không ngơi nghỉ phà hơi thuốc.
Tôi search trên google hình ảnh Phú Quang, hiện lên rất nhiều hình ảnh của ông mà người đời không ít lần gán cho “gã đa tình mà cô đơn” này. Tôi dừng lại trước một tấm hình ông đang phả thuốc, làn khói trắng như mơn trớn khuôn mặt ông, hình như nửa đùa nửa thật che đi đôi mắt rất sâu và buồn của ông. Tôi rùng mình khi nhớ lại câu thơ của Nguyễn Du mà ông vừa cất lên như để đọc cho chính mình nghe: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Chắc không phải một lần mà nhiều lần nó quẩn quanh lởn vởn bên ông nên trong ông mới bật ra “Anh bỗng thấy thân phận mình bé nhỏ”, và “Rồi một ngày chiếc lá sẽ rơi về nơi cuối trời/Rồi thời gian cũng sẽ trôi qua cùng bao buồn vui…”. Tôi hỏi: “Ông cô đơn?”. Tôi không thể hình dung được một Phú Quang luôn vây quanh mình biết bao vinh quang, biết bao người đẹp lại có thể cô đơn thực, chứ không phải cô đơn “nống”. Phú Quang đọc một câu thơ của họa sĩ “bét nhè” Tường Vân – người đã chết trong “vũng” rượu, thay cho câu trả lời câu hỏi của tôi: “Túng đi buôn, buồn uống rượu”.
Mùa thu giấu em
Phú Quang lận đận trong hai cuộc hôn nhân. Cả hai cuộc hôn nhân đều tan vỡ mà lý do có lẽ chỉ người trong cuộc mới biết, Phú Quang có vẻ dè dặt hơn và hoài nghi về cái gọi là tình yêu và hạnh phúc là có thật trên đời. Như một mớ bùng nhùng bám víu, ông trút hết những khát vọng, đam mê, trở trăn vào trong những ca khúc và nghĩ không bao giờ có ý định kết hôn thêm một lần nào nữa.
Nhưng chính từ “không bao giờ có ý định kết hôn” ấy thì tình yêu đích thực cùng với ý định “kết hôn thêm một lần nữa” đã đến. Người vợ sau này của Phú Quang kém ông hơn 20 tuổi, tên là Trịnh Anh Thư, làm ngân hàng, không dính dáng gì đến nghệ thuật mà chỉ đam mê nhạc ông. Có lẽ cũng từ cuộc hôn nhân tan vỡ của mình mà cô tìm được sự đồng cảm sâu sắc trong âm nhạc Phú Quang. Họ đến với nhau bằng sự sẻ chia và bổ sung cho phần đời thiếu hụt của nhau.
2 năm quen nhau, 5 năm sống với nhau cô đã hoàn toàn thuyết phục được sự hoài nghi trong Phú Quang bằng sự cảm thông hy sinh và bằng bàn tay của người phụ nữ đã từng đổ vỡ gia đình nên biết trân trọng cầm nắm lấy hạnh phúc của chính mình. Khi nghe tôi hỏi “Người ta nói, người đàn bà đi qua đời nghệ sĩ chỉ là những khoảnh khắc. Liệu rằng với Trịnh Anh Thư – người vợ thứ 3 của ông, đó có phải cũng chỉ là một khoảnh khắc?”. Phú Quang nói, với ông 5 năm trải qua rất nhiều những buồn vui sẻ chia sao có thể gọi là khoảnh khắc! Với ông trong hôn nhân nghĩa nặng hơn tình.
Sau hàng trăm ca khúc phổ thơ thành công làm thăng hoa cho những bài thơ đưa tên tuổi Phú Quang trở thành một trong những nhạc sĩ viết tình ca vào hàng hay nhất hiện nay. Hầu hết những ca khúc của ông là sự bắt nhịp cảm xúc từ những bài thơ như Em ơi Hà Nội phố - Phan Vũ, Nỗi nhớ mùa đông –Thảo Phương, Khúc mùa thu – Hồng Thanh Quang, Im lặng đêm Hà Nội – Phạm Thị Ngọc Liên, Đâu phải bởi mùa thu – Giáng Vân, Lãng đãng chiều đông Hà Nội – Tạ Quốc Chương, Hoàng hôn dốc – Lưu Trọng Văn, Dòng sông không trở lại – Vi Thùy Linh… ông đã viết lời ca khúc gần như là duy nhất Mùa thu giấu em dành tặng cho Trịnh Anh Thư, người vợ của ông “Có phải em mùa thu lâu đến thế/ Để cuối đường anh kịp nhận ra em/Em ào tới chợt xôn xao lá đổ/ Xóa nỗi cô đơn lạnh giá bên thềm”.
Sau những thăng trầm của cuộc sống, trải qua một lần ở bên kia bờ vực – làn ranh giữa sự sống và cái chết, với ông bây giờ điều ông chiêm nghiệm lớn nhất đó là “cuộc đời này có rất nhiều điều quan trọng nhưng cũng chẳng có gì quan trọng quá đâu. Tôi mới phát hành CD “Mới thôi… mà đã một đời” – một tiếng thở dài của tôi đấy, đó là một lần nghĩ lại để thấy rằng cuộc đời cũng chỉ là bóng câu qua cửa sổ”.
“Giật mình mình lại thương mình xót xa”
“Đóng mác’ trong những ca khúc của ông là những nỗi buồn. Tôi hình dung Phú Quang có ma thuật để đong đếm cái độ buồn trong từng tiết tấu, hơi thở âm nhạc của ông, và tôi đã hỏi ông cái câu hỏi như tôi nghĩ ấy. “Không biết ông đã bao giờ nhận thấy có ca khúc nào đó ông đã không tự chủ được nỗi buồn của mình chưa?”. Khi nghe tôi hỏi vậy, ông bảo: “Tôi không biết có làm chủ được “độ” buồn, nỗi buồn của chính mình khi thả nó vào âm nhạc không, nhưng tôi biết chắc một điều là khi sáng tác tôi luôn làm chủ được cảm xúc của mình. Và tôi biết chắc đó là cảm xúc rất thật của mình”.
Tôi có lần gặp ông ở Đà Lạt khi lăn tăn theo đoàn làm phim Dốc tình mà ông có phổ nhạc cho bài thơ Hoàng hôn dốc trong phim ấy. Tôi đã thấy những ngón tay của ông vàng bệt vì thuốc lá, và miệng ông không ngơi nghỉ phà hơi thuốc.
Tôi search trên google hình ảnh Phú Quang, hiện lên rất nhiều hình ảnh của ông mà người đời không ít lần gán cho “gã đa tình mà cô đơn” này. Tôi dừng lại trước một tấm hình ông đang phả thuốc, làn khói trắng như mơn trớn khuôn mặt ông, hình như nửa đùa nửa thật che đi đôi mắt rất sâu và buồn của ông. Tôi rùng mình khi nhớ lại câu thơ của Nguyễn Du mà ông vừa cất lên như để đọc cho chính mình nghe: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Chắc không phải một lần mà nhiều lần nó quẩn quanh lởn vởn bên ông nên trong ông mới bật ra “Anh bỗng thấy thân phận mình bé nhỏ”, và “Rồi một ngày chiếc lá sẽ rơi về nơi cuối trời/Rồi thời gian cũng sẽ trôi qua cùng bao buồn vui…”. Tôi hỏi: “Ông cô đơn?”. Tôi không thể hình dung được một Phú Quang luôn vây quanh mình biết bao vinh quang, biết bao người đẹp lại có thể cô đơn thực, chứ không phải cô đơn “nống”. Phú Quang đọc một câu thơ của họa sĩ “bét nhè” Tường Vân – người đã chết trong “vũng” rượu, thay cho câu trả lời câu hỏi của tôi: “Túng đi buôn, buồn uống rượu”.
Mùa thu giấu em
Phú Quang lận đận trong hai cuộc hôn nhân. Cả hai cuộc hôn nhân đều tan vỡ mà lý do có lẽ chỉ người trong cuộc mới biết, Phú Quang có vẻ dè dặt hơn và hoài nghi về cái gọi là tình yêu và hạnh phúc là có thật trên đời. Như một mớ bùng nhùng bám víu, ông trút hết những khát vọng, đam mê, trở trăn vào trong những ca khúc và nghĩ không bao giờ có ý định kết hôn thêm một lần nào nữa.
Nhưng chính từ “không bao giờ có ý định kết hôn” ấy thì tình yêu đích thực cùng với ý định “kết hôn thêm một lần nữa” đã đến. Người vợ sau này của Phú Quang kém ông hơn 20 tuổi, tên là Trịnh Anh Thư, làm ngân hàng, không dính dáng gì đến nghệ thuật mà chỉ đam mê nhạc ông. Có lẽ cũng từ cuộc hôn nhân tan vỡ của mình mà cô tìm được sự đồng cảm sâu sắc trong âm nhạc Phú Quang. Họ đến với nhau bằng sự sẻ chia và bổ sung cho phần đời thiếu hụt của nhau.
2 năm quen nhau, 5 năm sống với nhau cô đã hoàn toàn thuyết phục được sự hoài nghi trong Phú Quang bằng sự cảm thông hy sinh và bằng bàn tay của người phụ nữ đã từng đổ vỡ gia đình nên biết trân trọng cầm nắm lấy hạnh phúc của chính mình. Khi nghe tôi hỏi “Người ta nói, người đàn bà đi qua đời nghệ sĩ chỉ là những khoảnh khắc. Liệu rằng với Trịnh Anh Thư – người vợ thứ 3 của ông, đó có phải cũng chỉ là một khoảnh khắc?”. Phú Quang nói, với ông 5 năm trải qua rất nhiều những buồn vui sẻ chia sao có thể gọi là khoảnh khắc! Với ông trong hôn nhân nghĩa nặng hơn tình.
Sau hàng trăm ca khúc phổ thơ thành công làm thăng hoa cho những bài thơ đưa tên tuổi Phú Quang trở thành một trong những nhạc sĩ viết tình ca vào hàng hay nhất hiện nay. Hầu hết những ca khúc của ông là sự bắt nhịp cảm xúc từ những bài thơ như Em ơi Hà Nội phố - Phan Vũ, Nỗi nhớ mùa đông –Thảo Phương, Khúc mùa thu – Hồng Thanh Quang, Im lặng đêm Hà Nội – Phạm Thị Ngọc Liên, Đâu phải bởi mùa thu – Giáng Vân, Lãng đãng chiều đông Hà Nội – Tạ Quốc Chương, Hoàng hôn dốc – Lưu Trọng Văn, Dòng sông không trở lại – Vi Thùy Linh… ông đã viết lời ca khúc gần như là duy nhất Mùa thu giấu em dành tặng cho Trịnh Anh Thư, người vợ của ông “Có phải em mùa thu lâu đến thế/ Để cuối đường anh kịp nhận ra em/Em ào tới chợt xôn xao lá đổ/ Xóa nỗi cô đơn lạnh giá bên thềm”.
Sau những thăng trầm của cuộc sống, trải qua một lần ở bên kia bờ vực – làn ranh giữa sự sống và cái chết, với ông bây giờ điều ông chiêm nghiệm lớn nhất đó là “cuộc đời này có rất nhiều điều quan trọng nhưng cũng chẳng có gì quan trọng quá đâu. Tôi mới phát hành CD “Mới thôi… mà đã một đời” – một tiếng thở dài của tôi đấy, đó là một lần nghĩ lại để thấy rằng cuộc đời cũng chỉ là bóng câu qua cửa sổ”.
Theo Thùy Vân / Duyên dáng VN