Với việc SHB Đà Nẵng đá bại SLNA để tái lập cuộc đua song mã tại V-League, người hâm mộ chỉ mới vui một chút lại thấy tràn ngập cảm giác cay đắng trong lòng. Hóa ra, sự phát triển và quyết liệt tại V-League chỉ là sự giả tạo không hơn, không kém.
Vì trong suốt 20 vòng đấu đã qua, trên thực tế, cuộc đua tranh chức vô địch hầu như cũng chỉ diễn ra ở 2 đội bóng của bầu Hiển. Một vài trường hợp của Sài Gòn Xuân Thành hay SLNA thực ra chỉ mang tính thời điểm và cũng chỉ vì do điểm số gần kề nhau mà dư luận đoán non, đoán già. Thực tế, gần như không có một cuộc đua cụ thể nào cả ngoài tham vọng của Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng. Người ta đã hy vọng rất nhiều vào bầu Kiên và CLB Hà Nội của ông nhưng đến nay, đó còn hơn cả nỗi thất vọng.
Thế là đã hết nửa năm, bóng đá Việt Nam hầu như chẳng làm được việc gì cả. V-League đang ở cơn túng quẫn khi không tìm được hướng đi cho bóng đá chuyên nghiệp ngoài cuộc tranh cãi mang tính cục bộ về bản quyền truyền hình. Trong suốt thời gian đó, cũng chẳng có một cuộc tái tạo nào cho cấp độ đội tuyển quốc gia và cho đến nay, chỉ nội có chiếc ghế HLV trưởng thôi cũng còn chưa hoàn thành. Có cảm giác, bóng đá Việt Nam đang ở trong một vòng xoáy bế tắc, mất phương hướng khi mà VFF đang ở một chu kỳ kém nhất về chất lượng điều hành khi sự già nua đang đè lên một tổ chức rất cần những tư tưởng mang tính đột phá.
Bóng đá Việt Nam đang thực sự gắn chặt mình vào chiếc ao làng thông qua hình ảnh của một V-League ngày càng trở nên tẻ nhạt và túng thiếu. Rõ là thế khi sự đua tranh không còn, thay vào đó chỉ là cái mà người ta vẫn hay gọi là “sự chạy trốn để khỏi phải xuống hạng”. Tranh đua thì mới hy vọng có được cái mới chứ chạy trốn thì chỉ lòi ra thêm những điều tồi tệ, kém cỏi. Nếu bản chất của một giải vô địch quốc gia là thế, mong gì có được một đội tuyển mạnh, một nền bóng đá phát triển.
Lấy ví dụ như giải U17 khai mạc ngày hôm nay. Bao nhiêu năm qua, loanh quanh chừng ấy đội đá với nhau và cũng chỉ mới có 2 cái tên từng đăng quang. Cái tuổi U17 là khởi đầu của một cầu thủ chuyên nghiệp nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, đến U21 còn chưa chắc đã chuyên nghiệp. Quá trình xây móng của bóng đá Việt Nam trước sau vẫn vậy. Nếu có tiến bộ nào đấy, thì thật quá chậm chạp.
Không ủng hộ sự nôn nóng nhưng rất cần có thêm sự quyết liệt. Những tưởng sự ra đời của VPF sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhưng ngoài vài chuyện lặt vặt ra, dấu ấn của VPF quá mờ nhạt. Chẳng có một tiêu chí gì cụ thể được đưa ra để làm lộ trình cho các năm tới ở các cấp CLB. Đã có một số tiêu chuẩn yêu cầu các CLB chuyên nghiệp phải áp dụng trong mùa giải 2013, nhưng đặt trường hợp nếu đa số các CLB không đáp ứng nổi thì làm sao? Chẳng thấy ai dự liệu trước các tình huống xấu đó. Bởi nói cho cùng, một giải bóng đá mà người ta thi đấu cốt để tồn tại ở hạng V-League thì mấy ai quan tâm đến chuyện đầu tư vì tham vọng lâu dài.
Nhắc đến những điều đó cũng nhân sự kiện bốc thăm AFF Cup 2012 hôm nay. Từ vị thế của một đội bóng luôn sẵn sàng đánh chiếm ngôi cao, bóng đá Việt Nam giờ loay hoay tìm chỗ đứng cho mình trong cái ao làng nhỏ hẹp Đông Nam Á. Một đội bóng không kế hoạch, không HLV trưởng, không tuyến kế thừa thì đâu thể kỳ vọng được gì nhiều dù ngôi vương Đông Nam Á cũng chẳng có gì xa lạ và ghê gớm.
Bóng đá Việt Nam giờ vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trong khu vực. Ảnh: AFP |
Vì trong suốt 20 vòng đấu đã qua, trên thực tế, cuộc đua tranh chức vô địch hầu như cũng chỉ diễn ra ở 2 đội bóng của bầu Hiển. Một vài trường hợp của Sài Gòn Xuân Thành hay SLNA thực ra chỉ mang tính thời điểm và cũng chỉ vì do điểm số gần kề nhau mà dư luận đoán non, đoán già. Thực tế, gần như không có một cuộc đua cụ thể nào cả ngoài tham vọng của Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng. Người ta đã hy vọng rất nhiều vào bầu Kiên và CLB Hà Nội của ông nhưng đến nay, đó còn hơn cả nỗi thất vọng.
Thế là đã hết nửa năm, bóng đá Việt Nam hầu như chẳng làm được việc gì cả. V-League đang ở cơn túng quẫn khi không tìm được hướng đi cho bóng đá chuyên nghiệp ngoài cuộc tranh cãi mang tính cục bộ về bản quyền truyền hình. Trong suốt thời gian đó, cũng chẳng có một cuộc tái tạo nào cho cấp độ đội tuyển quốc gia và cho đến nay, chỉ nội có chiếc ghế HLV trưởng thôi cũng còn chưa hoàn thành. Có cảm giác, bóng đá Việt Nam đang ở trong một vòng xoáy bế tắc, mất phương hướng khi mà VFF đang ở một chu kỳ kém nhất về chất lượng điều hành khi sự già nua đang đè lên một tổ chức rất cần những tư tưởng mang tính đột phá.
Bóng đá Việt Nam đang thực sự gắn chặt mình vào chiếc ao làng thông qua hình ảnh của một V-League ngày càng trở nên tẻ nhạt và túng thiếu. Rõ là thế khi sự đua tranh không còn, thay vào đó chỉ là cái mà người ta vẫn hay gọi là “sự chạy trốn để khỏi phải xuống hạng”. Tranh đua thì mới hy vọng có được cái mới chứ chạy trốn thì chỉ lòi ra thêm những điều tồi tệ, kém cỏi. Nếu bản chất của một giải vô địch quốc gia là thế, mong gì có được một đội tuyển mạnh, một nền bóng đá phát triển.
Lấy ví dụ như giải U17 khai mạc ngày hôm nay. Bao nhiêu năm qua, loanh quanh chừng ấy đội đá với nhau và cũng chỉ mới có 2 cái tên từng đăng quang. Cái tuổi U17 là khởi đầu của một cầu thủ chuyên nghiệp nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, đến U21 còn chưa chắc đã chuyên nghiệp. Quá trình xây móng của bóng đá Việt Nam trước sau vẫn vậy. Nếu có tiến bộ nào đấy, thì thật quá chậm chạp.
Không ủng hộ sự nôn nóng nhưng rất cần có thêm sự quyết liệt. Những tưởng sự ra đời của VPF sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhưng ngoài vài chuyện lặt vặt ra, dấu ấn của VPF quá mờ nhạt. Chẳng có một tiêu chí gì cụ thể được đưa ra để làm lộ trình cho các năm tới ở các cấp CLB. Đã có một số tiêu chuẩn yêu cầu các CLB chuyên nghiệp phải áp dụng trong mùa giải 2013, nhưng đặt trường hợp nếu đa số các CLB không đáp ứng nổi thì làm sao? Chẳng thấy ai dự liệu trước các tình huống xấu đó. Bởi nói cho cùng, một giải bóng đá mà người ta thi đấu cốt để tồn tại ở hạng V-League thì mấy ai quan tâm đến chuyện đầu tư vì tham vọng lâu dài.
Nhắc đến những điều đó cũng nhân sự kiện bốc thăm AFF Cup 2012 hôm nay. Từ vị thế của một đội bóng luôn sẵn sàng đánh chiếm ngôi cao, bóng đá Việt Nam giờ loay hoay tìm chỗ đứng cho mình trong cái ao làng nhỏ hẹp Đông Nam Á. Một đội bóng không kế hoạch, không HLV trưởng, không tuyến kế thừa thì đâu thể kỳ vọng được gì nhiều dù ngôi vương Đông Nam Á cũng chẳng có gì xa lạ và ghê gớm.
Hồ Việt (SGGP)