>> Cập nhật thông tin từ Facebook.
Do đó, truyền thông nước ngoài buộc phải sử dụng cách làm thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đó là phân tích mô hình triển lãm hàng không, hay sử dụng “mô hình học” để dự đoán xu thế máy bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc.
Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh cho rằng, đối với các nhà quan sát về Trung Quốc, họ quan tâm đến các mô hình máy bay được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải và Triển lãm Hàng không Bắc Kinh hai năm một lần do Trung Quốc tổ chức.
Máy bay chiến đấu
Đối với Trung Quốc, giữa việc công khai mô hình máy bay chiến đấu và xuất hiện trên thực tế có một khoảng cách thời gian tương đối lớn. Một ví dụ điển hình là máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Phi Báo do Công ty TNHH Công nghiệp Máy bay Tây An nghiên cứu chế tạo.
Mô hình của máy bay này xuất hiện sớm nhất tại Triển lãm Hàng không Farnborough năm 1988, nhưng mãi đến năm 1998 máy bay hoàn thiện mới xuất hiện tại Triển lãm Hàng không Chu Hải.
Trong triển lãm mô hình máy bay tháng 9/2011, Công ty Máy bay Thẩm Dương đã trưng bày một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tàng hình hai động cơ, tạm thời gọi là J-60. Mô hình máy bay này năm 2012 đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Khi đó, có hình ảnh cho thấy một chiếc xe kéo đang vận chuyển một chiếc máy bay nhỏ bé.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook.
Hình ảnh máy bay chiến đấu tàng hình J-60 vừa xuất hiện trên báo Hoàn Cầu vào tháng 6/2012. |
Máy bay không người lái
Trên phương diện máy bay không người lái, các công ty Trung Quốc đã tiến hành đầu tư rất nhiều, làm cho các chương trình quân sự tiềm ẩn xuất hiện tại các triển lãm hàng không quá dư thừa. Tại Triển lãm mô hình máy bay tháng 9/2011, Công ty Máy bay Thẩm Dương còn công bố một loại máy bay chiến đấu không người lái động cơ turbo-fan.
Sự xuất hiện của máy bay thế hệ thứ năm J-60 gần đây của Công ty Máy bay Thẩm Dương tiếp tục cho thấy, loại máy bay chiến đấu không người lái này là một chương trình tương lai của Công ty Máy bay Thẩm Dương.
Những máy bay không người lái này – gồm máy bay chiến đấu không người lái “Ám Kiếm” (AJ) có khả năng siêu âm – đã đại diện cho sự tiến bộ quan trọng về công nghệ của Trung Quốc. Được biết, “Ám Kiếm” có thể dùng để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không.
Có người cho rằng, chương trình những máy bay không người lái này đang được tiến hành. Một ví dụ ủng hộ quan điểm này là chương trình máy bay trinh sát không người lái Tường Long tầm xa của Công ty Máy bay Quý Châu.
Loại máy bay trinh sát không người lái này xuất hiện sớm nhất bằng hình thức mô hình tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2006.
Ấn tượng về nó luôn dừng ở mô hình tại triển lãm, đến năm 2011 xuất hiện những hình ảnh thử nghiệm một máy bay trình sát không người lái trên mặt đất do Công ty Máy bay Thành Đô tiến hành.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook.
Mô hình máy bay không người lái "Ám Kiếm". |
Máy bay vận tải
Trung Quốc thiếu minh bạch trong các chương trình máy bay không chỉ giới hạn ở máy bay chiến đấu hoặc máy bay không người lái. Năm 2007 và 2009, mô hình máy bay vận tải chiến thuật Y-20 của Công ty Tây An cũng xuất hiện.
Mặc dù các nguồn tin từ Ukraine và Nga đã chứng thực sự tồn tại của loại máy bay vận tải này, nhưng ngoài việc Trung Quốc dự tính công bố kiểu máy bay này trong năm nay, bên ngoài không biết nhiều về chương trình này.
Nhưng, một số mô hình máy bay vẫn như một câu đố. Trong Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2002, một công ty đã bất ngờ xuất hiện và công bố mô hình máy bay CY-1: Một loại máy bay chiến đấu chi phí rẻ, sử dụng bố cục khí động học kiểu con vịt để thay thế hệ thống điều khiển máy telex đắt đỏ.
Đến Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2004, mô hình máy bay này được đặt tên lại là LFC-16, được Công ty Chế tạo Máy bay Quý Châu nghiên cứu phát triển. Mặc dù quan chức công ty này nhiều lần cho biết sẽ nhanh chóng triển khai nghiên cứu máy bay mẫu, nhưng sau đó chưa từng nhìn thấy loại máy bay chiến đấu này.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook.
Mô hình máy bay chiến đấu tiên tiến CY-1 có tính cơ động hàng đầu thế giới, tại Triển lãm Hàng Không Chu Hải năm 2002 (mạng sina Trung Quốc đăng ngày 7/11/2002). |
Tháng 10/2009, tại một cuộc triển lãm mới tổ chức tại Bảo tàng Hàng không Trung Quốc đã xuất hiện nhiều mô hình máy bay bí ẩn hơn.
Tham gia triển lãm có 1 máy bay không người lái cánh tam giác, 2 động cơ, có thể đại diện cho chương trình nghiên cứu phát triển máy bay không người lái siêu âm; bên cạnh còn có máy bay ném bom chiến lược, 4 động cơ, cánh tam giác, cỡ lớn. Một bức tranh có hình một máy bay vận tải 4 động cơ trang bị thiết bị bắn laser ở đầu máy bay, đang tấn công một vệ tinh.
Mặc dù chưa có bất cứ số liệu nào có thể tăng tính khả thi của những mô hình này, nhưng triển lãm của Bảo tàng Hàng không Trung Quốc năm 2009 đã trưng bày thực sự một mô hình máy bay không người lái “Ám Kiếm”, làm cho dư luận rất quan tâm đến tương lai của chương trình này.
>> Cập nhật thông tin từ Facebook.
Mô hình máy bay chiến đấu LFC-16 (trước đó gọi là CY-1) tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2004. Thông số kỹ thuật của máy bay chiến đấu LFC-16: dài 14,8 m, sải cánh 8,32 m, cao 5,03 m, sức đẩy động cơ 7.000 kg, trọng lượng cất cánh bình thường 8.500 kg, khoảng cách chạy cất cánh từ xa 300-400 m, khoảng cách chạy hạ cánh 400-500 m, tốc độ tối đa M1.6-1.8, trọng lượng treo bên ngoài tối đa 3.000 kg. |