Những đề xuất ngang ngược như trên xuất hiện giữa lúc nhiều tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám, ồ ạt tiến đến biển Đông để đánh bắt trái phép, càng làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an về vấn đề này.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an |
Hiện tại, tôi chưa biết đích xác 30 tàu cá kia của Trung Quốc đang ở đâu tại quần đảo Trường Sa nhưng nếu các tàu này đi vào vùng lãnh hải của nước ta tại quần đảo Trường Sa thì tức là đã vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Khi đó sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà phản ứng.
Chiếc tàu tuần tra của lực lượng Cảnh vệ bờ biển Nga đã bắn chìm 1 tàu hàng Trung Quốc năm 2009 (ảnh tư liệu) |
"Khi đàm phán, không được sợ hãi trước sự đe dọa của Trung Quốc"
Biển Đông: Cái gì giấu sau động thái cự tuyệt mới nhất của Trung Quốc?
GS Thuyết: Lật tẩy mặt nạ và 6 điểm yếu chết người của Trung Quốc
“Nếu đó là một ý kiến đơn lẻ của một cá nhân thì là bình thường vì ở nước nào cũng có những con người thể hiện sự hiếu chiến. Nhưng chúng ta phải xem xét thật kỹ lưỡng xem đằng sau đó có là một ý tưởng của "giới diều hâu" Trung Quốc hay không? Tôi đặt nghi ngờ vấn đề này vì không phải mặc nhiên mà họ cho một người phát biểu như vậy nhằm truyền tải một thông tin mang đầy màu sắc của một bộ phận hiếu chiến ở Trung Quốc.
TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta phản ứng thì Trung Quốc sẽ chối bay chối biến đi rằng họ không đứng đằng sau cũng như xúi bẩy một cá nhân nào đó làm như vậy. Nhưng tất cả “trò này” đều truyền tải một thông điệp rất rõ ràng. Ngay cả khi chúng ta thông qua Luật Biển ngày 21/6 vừa qua, các báo của Trung Quốc đều đồng loạt đăng thông tin vu cáo, bôi nhọ rằng Việt Nam muốn xâm chiếm “Biển Nam Sa của Trung Quốc”… Điều này thể hiện rõ, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho họ thực hiện như vậy.
Ý kiến này chúng ta phải đặc biệt quan tâm. Nếu lời đề nghị trên trở thành hiện thực thì tôi nghĩ việc đối phó này chủ yếu với Việt Nam, Philippin và các nước ASEAN khác chứ không phải với một số nước có quyền lợi liên quan khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Khi đó một kịch bản có thể sẽ xảy ra: Việc tàu cá Trung Quốc sẽ bắn tàu cá Việt Nam rồi đổ lỗi cho tàu cá Việt Nam để lấy cớ gây hấn hoặc tệ hại hơn là xâm chiếm...".
Trong bài bình luận trên tờ báo nổi tiếng hiếu chiến Thời báo Hoàn Cầu hôm 28/6, Hạ Kiến Bân - người đứng đầu Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa đóng tại tỉnh Hải Nam viết: “Nếu chúng ta điều 5.000 tàu cá xuống biển Đông thì sẽ có 100.000 ngư dân. Và nếu chúng ta biến họ thành chiến binh, cho họ vũ khí, ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn cả lực lượng tổng hợp của các nước trên biển Đông”.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!