TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn "Tam Sa" vũ trang hóa tàu cá, ngư dân?

23/07/2012 09:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Với hơn 1100 người chủ yếu là ngư dân, Trung Quốc thành lập hẳn 1 đơn vị cấp sư đoàn (quân số từ 10.000 đến 20.000 tùy quốc gia) để huấn luyện, chỉ huy các hoạt động quân sự cho lực lượng này
Thông tin Bắc Kinh vừa tổ chức cái gọi là bầu cử cơ quan lập pháp địa phương thành phố Tam Sa đồng thời thiết lập đơn vị quân sự cấp sư đoàn tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc chiếm đóng trái phép đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" do phía Trung Quốc xây dựng trộm trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa của Việt Nam
Trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" do phía Trung Quốc xây dựng trộm trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa của Việt Nam

Trước đó, Tân Hoa Xã đưa tin, ngày 19/7 Quân ủy Trung ương Trung Quốc phê chuẩn đề xuất của đại quân khu Quảng Châu thành lập cái gọi là “khu vực phòng thủ thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam” của quân đội nước này.

Theo quyết định hết sức sai trái, phi pháp, bất chấp công luận và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà Trung Quốc vừa ban hành, “khu vực phòng thủ thành phố Tam Sa” là một đơn vị tương đương cấp sư đoàn chủ yếu phụ trách tuyển quân, huấn luyện lực lượng dân binh, dự bị động viên và chỉ huy lực lượng này thực hiện các nhiệm vụ quân sự.

Đáng lưu ý, hiện tại mọi hoạt động và trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm cả cơ quan quân sự vừa được thành lập diễn ra trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa, nơi giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vừa đưa tin có khoảng  hơn 1100 “cử tri Tam Sa” bỏ phiếu bầu cơ quan lập pháp, tức là tính cả ngư dân, binh lính, viên chức đang đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa chỉ hơn 1100 người.

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" vừa tổ chức bầu cử trái phép cơ quan lập pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi chỉ có khoảng hơn 1100 cử tri tính cả ngư dân lẫn giới chức, nguồn tuyển quân và huấn luyện của đơn vị cấp sư đoàn vừa được thành lập nhằm vũ trang hóa tàu cá, ngư dân?
Cái gọi là "thành phố Tam Sa" vừa tổ chức bầu cử trái phép cơ quan lập pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi chỉ có khoảng hơn 1100 cử tri tính cả ngư dân lẫn giới chức, nguồn tuyển quân và huấn luyện của đơn vị cấp sư đoàn vừa được thành lập nhằm vũ trang hóa tàu cá, ngư dân?

Với hơn 1100 người chủ yếu là ngư dân, Trung Quốc thành lập hẳn 1 đơn vị cấp sư đoàn (quân số từ 10.000 đến 20.000 tùy quốc gia) để huấn luyện, chỉ huy các hoạt động quân sự cho lực lượng này khiến người ta không thể không liên hệ đến một đề xuất vũ trang hóa tàu cá mà giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vừa đưa tin cách đây không lâu.

Đồng thời có thể thấy cùng với việc xây dựng trái phép trại giam trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa, phía Trung Quốc âm mưu tăng cường kiểm soát phi pháp các hoạt động ngư nghiệp trên biển Đông, đặc biệt là khả năng tăng cường bắt bớ ngư dân nước ngoài.

Gần đây, giới truyền thông ghi nhận rất nhiều trường hợp tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển chủ quyền các nước khác, ngay cả Liên bang NgaBắc Triều Tiên cho tới vùng nước chủ quyền của Hàn Quốc thuộc biển Hoàng Hải và biển Đông ở phía Nam với tần suất và độ liều lĩnh ngày càng tăng.

30 tàu cá Trung Quốc tổ chức thành biên đội hoạt động trái phép tại Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa đưa theo phóng viên quay phim, chụp ảnh để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý, phi pháp của Trung Quốc đối với biển Đông
30 tàu cá Trung Quốc tổ chức thành biên đội hoạt động trái phép tại Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa đưa theo phóng viên quay phim, chụp ảnh để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý, phi pháp của Trung Quốc đối với biển Đông

Một động thái leo thang mới trên biển Đông về mặt hoạt động ngư nghiệp của phía Trung Quốc chính là việc nước này tổ chức 30 tàu cá thành 1 biên đội ra đánh bắt trái phép tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa với màu sắc chính trị rõ nét khi ra quân rầm rộ, đưa theo phóng viên CCTV, Tân Hoa Xã tuyên truyền cập nhật hình ảnh hàng ngày tại vùng biển Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Nếu cũng những ngư dân, tàu cá ấy của Trung Quốc nay được một đơn vị cấp sư đoàn của cái gọi là “thành phố Tam Sa” huấn luyện và chỉ huy, sự nguy hiểm, độ liều lĩnh của lực lượng này sẽ tăng lên gấp bội. 

Tàu cá Trung Quốc sẽ không ngần ngại húc cả vào tàu công vụ đối phương như những gì đã xảy ra với Cảnh sát biển Hàn Quốc, chứ không chỉ đơn giản là lấn lướt hoạt động đánh bắt cá, tranh giành ngư  trường với ngư dân nước khác.

Đây là một động thái leo thang hết sức nguy hiểm nhằm thực hiện âm mưu của Bắc Kinh muốn bành trướng sức mạnh trên thực địa tại biển Đông.

Trung Quốc đã điều 4 tàu Hải giám hiện đại ra diễn tập trái phép tại Trường Sa, ngăn cản hoạt động của các lực lượng chức năng đối phương trong thời gian diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia
Trung Quốc đã điều 4 tàu Hải giám hiện đại ra diễn tập trái phép tại Trường Sa, ngăn cản hoạt động của các lực lượng chức năng đối phương trong thời gian diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia

Cùng với hạm đội Nam Hải, các lực lượng tàu “chấp pháp bán vũ trang phi quân sự” như Hải giám và Ngư chính, sự ra đời của “khu vực phòng thủ Tam Sa” cấp sư đoàn sẽ là một mắt xích quan trọng, đặc biệt trong các hoạt động trái phép của ngư dân Trung Quốc trên biển Đông.

Truyền thông các bên liên quan có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cần đồng loạt lên tiếng vạch trần âm mưu đen tối đó của Bắc Kinh, đồng thời cảnh báo về các hoạt động tới đây của ngư dân, tàu cá Trung Quốc trên biển Đông chắc chắn sẽ gia tăng kể cả về tần suất lẫn độ nguy hiểm.

Không làm tốt điều này, khi chính tàu cá Trung Quốc gây hấn hoặc có động thái gây nguy hiểm, đe dọa an toàn tàu cá hoặc tàu công vụ chức năng đối phương mà tiến hành áp chế, bắt giữ thì phíaTrung Quốc sẽ lập tức la làng, vu vạ cho lực lượng chức năng các bên liên quan và có cớ để tiếp tục leo thang, lấn lướt.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!


Hồng Thủy