Sau khi chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn trả lời phỏng vấn báo chí, thay vì nhận được câu trả lời thấu tình đạt lý thì bạn đọc lại càng cảm thấy bất bình và thất vọng. Có phải chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn đã tường tận mọi chuyện nhưng giả vờ không biết?
“Ngài chủ tịch nói không là đúng rồi!”
Sau khi được hỏi về nạn “chặt chém” trên bãi biển Sầm Sơn, ông Vũ Đình Quế đã lên tiếng hỏi lại phóng viên: “Các anh nói căn cứ vào đâu thì cung cấp ra đây...?”, “Các anh nói chẳng có căn cứ gì?...”… đã khiến độc giả phản ứng rất mạnh.
Ở địa chỉ email tellmewhy.vn@... độc giả Hà Thế chia sẻ: “Thưa quý vị! Vụ chặt chém ở Sầm Sơn và những nơi khác đều mang lại ấm ức như nhau thôi. Các PV đi thực tế và trải nghiệm chút đỉnh, sau lại đi hỏi ông chủ tịch thì ngài nói không có là đúng rồi!? Bạn Vũ Việt Hưng nóng mặt cho rằng "bộ nghe, bộ nhìn" của ông chủ tịch có vấn đề là sai rồi! Là chủ tịch, đứng đầu mọi thứ... ông biết hết chứ!
Ở địa chỉ email tellmewhy.vn@... độc giả Hà Thế chia sẻ: “Thưa quý vị! Vụ chặt chém ở Sầm Sơn và những nơi khác đều mang lại ấm ức như nhau thôi. Các PV đi thực tế và trải nghiệm chút đỉnh, sau lại đi hỏi ông chủ tịch thì ngài nói không có là đúng rồi!? Bạn Vũ Việt Hưng nóng mặt cho rằng "bộ nghe, bộ nhìn" của ông chủ tịch có vấn đề là sai rồi! Là chủ tịch, đứng đầu mọi thứ... ông biết hết chứ!
Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn - Vũ Đình Quế. Ảnh: VOV |
Hơn nữa, thời đại "số hóa" này, ngài chủ tịch đâu có xa lạ với các thiết bị ipad, computer, laptop... nên để nói chuyện "chứng cứ" thì mình ráng đưa mấy clip hình ảnh, audio vào rồi đưa ngài xem... Nói thật, chưa chắc ngài tin đâu! Coi chừng photoshop đấy... Mình nghĩ thế này là hay nè: Nên mời ông chủ tịch giả dạng thường dân vài hôm, cải trang thật kĩ rồi làm 1 tour Sầm Sơn là ngài sẽ thích ngay mà!”. Và cũng không biết là ông Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn không nắm rõ hay đang giả vờ không biết?
Không giấu nổi bức xúc, độc giả Nguyễn Quốc Trung ở địa chỉ email nguyenquoctrung68@... bày tỏ: “Tôi đến Sầm Sơn từ năm 2001 và cũng không có ý định quay lại từ đó đến giờ. Những thứ xảy ra từ hồi đó đến nay cũng chẳng có gì thay đổi, chỉ có tai tiếng ngày một nhiều hơn. Cách làm du lịch thì không chuyên nghiệp, chặt chém thì diễn ra thường xuyên. Thất vọng hơn khi người đứng đầu một cơ quan hành chính lại còn lớn tiếng "thách đố" phóng viên. Thật là
thất vọng. Đám bạn tôi một đi không bao giờ trở lại. Còn những ai có kế hoạch đi thì cũng nên cân nhắc cho kỹ. Cảm ơn báo GDVN đã chia sẻ”.
“Sầm Sơn sẽ chỉ là điểm đến 1 lần mà thôi”
Phẫn nộ với cách làm du lịch “hiếm có” của Sầm Sơn và thất vọng với cách xử sự của người đứng đầu cơ quan hành chính nơi đây. Sầm Sơn đã mất đi hình tượng nay còn khiến độc giả thêm phần ngao ngán.
Trong mấy ngày vừa qua theo dõi trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, tôi có biết một vấn đề đáng buồn tồn tại ở thị xã du lịch Sầm Sơn. Đó là tình trạng chặt chém khách du lịch đã và đang tiếp diễn.
Mặc dù trong mấy năm qua UBND TX đã có những quy định tích cực cho người dân kinh doanh hiểu được sự quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của ngành công nghiệp không khói này. Nhưng có vẻ như các vấn đề đang tồn tại như một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức người dân nơi đây.
Là người dân Thanh Hóa, tôi cũng rất yêu quý mà tự hào với Sầm Sơn vì đó là một bãi biển đẹp. Nhưng quả thật bản thân những người con sinh ra tại TP Thanh Hóa như tôi khi xuống Sầm Sơn đi nghỉ cũng luôn mang theo cảm giác bất an sợ mình bị chặt chém thì những khách du lịch ở tỉnh ngoài làm sao có thể chịu được.
Với tình trạng này nếu kéo dài thì Sầm Sơn sẽ chỉ là điểm đến 1 lần mà thôi. Thiết nghĩ sao ta không nên phát động một phong trào quy mô và toàn diện cho người dân Sầm Sơn hiểu rõ được nguồn lợi ích to lớn từ du lịch biển mang lại để từ đó nâng cao ý thức gìn giữ và phát triển nó, lấy lại hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Từ đó tạo nguồn việc làm và thu nhập lâu dài cho người dân.
Qua đây cũng nhờ báo điện tử GDVN nếu có thể được hãy liên lạc trực tiếp với các lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn nơi đây để họ nhìn thấy được các vấn đề đang tồn tại”. Chia sẻ của độc giả Nguyễn Thanh Sơn ở địa chỉ email nguyenthanhsonth1982@...
Qua đây cũng nhờ báo điện tử GDVN nếu có thể được hãy liên lạc trực tiếp với các lãnh đạo có thẩm quyền cao hơn nơi đây để họ nhìn thấy được các vấn đề đang tồn tại”. Chia sẻ của độc giả Nguyễn Thanh Sơn ở địa chỉ email nguyenthanhsonth1982@...
Trước phản ứng của chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn, tự hỏi liệu Sầm Sơn có biết sai mà sửa. Tình trạng này nếu còn tiếp diễn thì Sầm Sơn sẽ thế nào đây? Đó cũng là câu hỏi của độc giả Hưng Bình ở địa chỉ email hungbinhaccount@...: “Tôi cũng đã từng đi nghỉ tại Sầm Sơn nhiều lần, nhưng khoảng 5 năm về trước không đến nỗi mà giờ đây nhắc đi Sầm Sơn, du khách nào cũng ái ngại, thậm chí là sợ.
Với kiểu làm ăn như thế liệu có thể phát triển du lịch của địa phương này được không. Tôi đồng ý là làm du lịch thì phải thu phí dịch vụ để có lợi nhuận nhưng theo kiểu "Giỏi kiếm tiền và kiếm tiền bằng mọi cách" của du lịch Sầm Sơn hiện nay thì rất đáng báo động. Nếu còn tồn tại kiểu làm ăn như này thì e rằng chỉ một vài năm nữa, mùa nghỉ hè du lịch tại Sầm Sơn, số lượng du khách chỉ còn đếm trên đầu người”.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn chặt chém, những bài tắm nhiều rác thải.... trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
>> Tham gia cuộc thi tìm hiểu Ireland để nhận giải thưởng lớn
>>>TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012
H.T (tổng hợp)