Trung Quốc muốn độc chiếm dầu khí ở biển Đông
Đó là nhận định của hãng tin Reuters trong một bài phân tích đăng ngày 1/8 được dịch và đăng tải trên báo Người lao động. Theo bài viết, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng qua sau khi mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 6 qua. Nhận định về động thái này, một quan chức điều hành giấu tên của một tập đoàn dầu khí toàn cầu cho biết: “Lập trường của chính phủ Trung Quốc đang rõ hơn bao giờ hết… Họ muốn độc chiếm biển Đông và phát triển khu vực này”. Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng đưa ra đánh giá tương tự: “Quan điểm của Bắc Kinh là những nước như Việt Nam và Philppines đang tăng cường khai thác tài nguyên của Trung Quốc và nước này phải chứng tỏ rằng họ nghiêm túc về những tuyên bố chủ quyền của mình”.
Đó là nhận định của hãng tin Reuters trong một bài phân tích đăng ngày 1/8 được dịch và đăng tải trên báo Người lao động. Theo bài viết, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng qua sau khi mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vào tháng 6 qua. Nhận định về động thái này, một quan chức điều hành giấu tên của một tập đoàn dầu khí toàn cầu cho biết: “Lập trường của chính phủ Trung Quốc đang rõ hơn bao giờ hết… Họ muốn độc chiếm biển Đông và phát triển khu vực này”. Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng đưa ra đánh giá tương tự: “Quan điểm của Bắc Kinh là những nước như Việt Nam và Philppines đang tăng cường khai thác tài nguyên của Trung Quốc và nước này phải chứng tỏ rằng họ nghiêm túc về những tuyên bố chủ quyền của mình”.
Một giàn khoan dầu khí của CNOOC ở biển Đông. Ảnh: THX |
Một cựu phó chủ tịch CNOOC thậm chí còn tuyên bố rằng “Trung Quốc chưa có bất kỳ hoạt động khai thác dầu khí nào” ở khu vực phía Nam biển Đông trong lúc các nước khác đã “sản xuất hơn 50 triệu tấn dầu” tại vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Dù vậy, các nhà phân tích đã bày tỏ hoài nghi về tính chính xác của lời lẽ nói trên. Lý do sản lượng dầu khí của Việt Nam tại những vùng biển không tranh chấp vào khoảng 16 triệu tấn/năm trong khi Philippines vẫn chưa khai thác dầu khí tại những vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Bất chấp tuyên bố của CNOOC rằng việc mời thầu quốc tế nói trên “tiến triển tốt đẹp”, giới phân tích cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn có thể không đáp lại lời mời thầu do lo ngại căng thẳng đang leo thang ở biển Đông.
Biển Đông: Lai lịch và bản chất của "đường lưỡi bò" qua ảnh
Công bố thêm 8 bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc phụ trách khu vực Đông Bắc Á của Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG), nhận định: “Các hoạt động thăm dò năng lượng ở những vùng biển tranh chấp này sẽ dẫn đến những tranh cãi ngoại giao và có thể là những cuộc đụng độ nhỏ giữa tàu công vụ của các nước, nhưng khó gây ra các cuộc xung đột quân sự lớn”. Một báo cáo năm 2008 của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ ước tính trữ lượng dầu ở biển Đông dao động từ 28 – 213 tỉ thùng, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của Trunng Quốc trong hơn 60 năm. Trong khi đó, theo một báo cáo năm 2010 của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, biển Đông có 50% khả năng sở hữu ít nhất 3.790 tỉ mét khối khí thiên nhiên chưa được phát hiện. Con số này tương đương với lượng khí thiên nhiên tiêu thụ ở Trung Quốc trong hơn 30 năm.Trung Quốc “ra oai” siêu cường?
Ngày 2/8, báo Công an TP Hồ Chí Minh đã có bài tổng hợp, phân tích những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình Biển Đông. Theo bài viết, Trung Quốc đang hành động như một “siêu cường” mới của thế giới sau hàng loạt động thái như triển khai chiến lược kiểm soát biển Đông, đưa “tàu đánh cá” vào vùng biển của Nga và khu vực biển tranh chấp với Nhật Bản, nói “không” với Mỹ và châu Âu trong vấn đề Syria..., .
Tiếp theo những hành động phi pháp như thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên biển Đông, triển khai lực lượng quân sự đồn trú ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đưa hàng chục “tàu đánh cá” hoạt động ở Trường Sa, Trung Quốc lại có thêm kế hoạch gây hấn mới. Theo TTXVN, báo Pháp chế của Trung Quốc đưa tin “Lực lượng hải giám Tam Sa” sẽ lần lượt lên từng đảo ở biển Đông để thực hiện cái gọi là hoạt động chấp pháp - một hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam. Tờ nhật báo trên ngang nhiên tuyên bố rằng chi đội “thành phố Tam Sa” của lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, phát triển các đảo không người ở trên biển Đông. Tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Shenkaku lại nóng lên. Ở trên bộ, Trung Quốc cũng đang triển khai một lực lượng quân sự lớn trên biên giới giáp Ấn Độ...
TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Quân đội giải phóng nhân dân TQ |
Trong dịp kỷ niệm 85 năm thành lập quân đội Trung Quốc, Phó tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đinh Nhất Bình tuyên bố: “Trung Quốc sẽ phải đảm nhận những trách nhiệm của một cường quốc có trách nhiệm. Tình hình thế giới hiện nay rất phức tạp và an ninh hàng hải cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Những vấn đề này đặt ra các yêu cầu mới và ngày càng cao đối với lực lượng hải quân của chúng ta. Chúng ta phải tăng cường hơn nữa khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ quân sự trên phạm vi rộng lớn hơn, và để đóng góp nhiều hơn nữa trong vai trò những người bảo vệ các lợi ích, quyền lợi và an ninh biển của đất nước” (!?). Báo chí Trung Quốc tuyên truyền rằng, Trung Quốc đã “thành công chiến lược” trong vấn đề biển Đông, gây sức ép để ASEAN không ra được tuyên bố chung ở Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-45...
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc liên tục có những hành động không bình thường như vậy. Không nghi ngờ gì nữa, với sự lớn mạnh về kinh tế và không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự, Trung Quốc đã trở thành một thế lực lớn trên trường quốc tế trong thế kỷ 21. Vượt qua giai đoạn chiến lược “giấu mình chờ thời” với phương thức “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc đang lộ nguyên hình ý đồ của một “siêu cường” mới đối trọng với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Trung Quốc đang phạm phải sai lầm về ngoại giao
Trung Quốc đang phạm phải sai lầm về ngoại giao
Bất chấp những luận điệu tuyên truyền sai trái của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ngày càng có nhiều người Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ, không chấp nhận, không đồng tình với những luận điểm và hành động mà chính quyền đang tiến hành. Báo Tiền phong đã đăng tải bài viết nói về quan điểm của ông Tiết Lý Thái, cựu chủ biên tờ Minh Báo, hiện đang là nghiên cứu viên Trung tâm An ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford (Mỹ), cũng là người giữ chuyên mục “Tiết Lý Thái tung luận xuân thu” (Tiết Lý Thái bàn về thời cuộc) trên Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hongkong).
Mặc dù là người có quan điểm gần với chính quyền Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng trong buổi đăng đàn hôm 30-7, ông cũng phải nhìn nhận: gần đây, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, người khắp nơi nêu lên một số câu hỏi, yêu cầu ông trả lời, trong đó hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất là: “Thứ nhất, Công ước LHQ về luật biển 1982 là cơ sở để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông).
Là một quốc gia đã ký Công ước, nhưng Trung Quốc lại liên tục có những hành vi xâm phạm như thành lập thành phố Tam Sa, công khai gọi thầu khai thác các lô dầu khi nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Vấn đề thứ hai, theo ông có khả năng hai nước Trung, Việt xảy ra xung đột vũ trang ở Nam Hải không? Hai bên cần áp dụng biện pháp gì để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình?”.
Trong bài viết hôm 20-7 trước đó, ông Tiết Lý Thái thừa nhận việc Trung Quốc gọi thầu quốc tế 9 lô dầu khi nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến tình hình ngày càng xấu đi, thậm chí có thể xảy ra xung đột vũ trang.
Mặc dù là người ngả theo quan điểm của Bắc Kinh, ông Tiết cũng buộc phải viết: “Trong cuộc chiến về pháp luật, căn cứ chủ yếu về luật quốc tế của Trung Quốc có lẽ chỉ là Đường 9 đoạn mà thôi”.
Ông cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Việc Trung Quốc giải thích về đường 9 đoạn như là đường quốc giới trên biển của mình, muốn được cộng đồng quốc tế công nhận, thật không dễ.
Trước hết, từ khi chính phủ Dân quốc vẽ ra đường 11 đoạn lên bản đồ của mình, Trung Quốc chưa hề phân định ranh giới trên biển với các nước láng giềng, cũng chưa hề được quốc tế công nhận.
Về mặt pháp lý quốc tế, chưa hề đưa ra được lời giải thích cặn kẽ. Nói một cách nghiêm túc, nếu bảo là tự mình nói cho mình cũng không có gì là quá.
Tiếp nữa, cho đến nay, Trung Quốc cũng vẫn chưa nói rõ đường 9 đoạn rốt cục là đường quốc giới đứt đoạn hay là đường cương giới truyền thống, thậm chí một định nghĩa về nó cũng chưa có; cũng chẳng có kinh, vĩ độ cụ thể về mặt địa lý, chỉ là vẽ đại một đường đứt đoạn trên bản đồ mà thôi.
Lại nữa, Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn ban đầu do chính phủ Dân quốc vẽ ra trên bản đồ là đường biên giới quốc gia thiêng liêng không thể xâm phạm; thì đối phương có thể sẽ chất vấn: thế thì tại sao sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, Bắc Kinh lại tự mình xoá đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ để lấy lòng Việt Nam? Lẽ nào lại có thể tuỳ tiện sửa chữa biên giới quốc gia như một trò đùa như thế?...”.
Tiết Lý Thái cho rằng: “từ nay về sau, khi tranh chấp chủ quyền được nêu lên (Trung Quốc) làm thế nào để thuyết phục cộng đồng quốc tế phá bỏ quan niệm cố hữu về luật quốc tế cùng hiện thực về quyền quản lý thực tế và chấp nhận sự giải thích của Trung Quốc đây?”.
Ông ta hô hào: “Hiện nay, những người sử dụng internet tuỳ tiện phát ngôn trên mạng ảo những lời lẽ “diệt Việt Nam, công Nhật Bản, chiến Mỹ quốc”.
TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Sau khi thư giãn trong thế giới ảo, xin hãy quay trở lại với thế giới hiện thực. Cuộc chiến pháp luật Trung - Việt đã sắp diễn ra đến nơi, cấp bách lắm rồi, thời gian không đợi ta nữa. Đã đến lúc các quan chức, chuyên gia, học giả phải bỏ công sức, tìm cách làm thế nào để xuất phát từ pháp lý quốc tế và hiện thực chính trị quốc tế, đối mặt với những tình huống có thể xuất hiện, nghiên cứu cho kỹ để tìm ra được những lý lẽ có thể thuyết phục được một chút”.
Phía Trung Quốc đang vội vã tìm cách đối phó với một cuộc đấu tranh về pháp lý trên trường quốc tế mà không thể có cơ may giành phần thắng.
23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xuống biển Đông
Tổng cộng 23.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đổ xô xuống biển Đông sau khi một lệnh cấm đánh cá đơn phương và phi pháp của nước này hết hiệu lực vào hôm qua, 1.8, theo truyền thông Trung Quốc.
Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại biển Đông có hiệu lực từ ngày 16.5 đến ngày 1.8. Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh cấm hôm 15.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối, nói rằng quyết định của Trung Quốc là “đơn phương” và “không có giá trị”.
Theo tờ China Daily, các ngư dân của Trung Quốc tại hai tỉnh Hải Nam và Quảng Đông đã nối lại hoạt động vào hôm qua.
Tại thành phố cảng Dương Giang ở phía tây Quảng Đông, hơn 1.000 chiếc tàu cá đã hướng về biển Đông sau khi Phó chủ tịch tỉnh Lưu Côn thông báo khai mạc lễ hội nghề cá của tỉnh này.
Theo ông Lưu, hơn 14.000 chiếc tàu cá đăng ký tại Quảng Đông sẽ khởi hành hướng xuống biển Đông để đánh bắt.
Tại tỉnh Hải Nam, khoảng 9.000 chiếc tàu cá chở theo 35.611 ngư dân cũng chuẩn bị đổ xuống biển Đông, theo các quan chức ngư nghiệp tỉnh này.
Như vậy, có ít nhất 23.000 chiếc tàu cá Trung Quốc sẽ hoạt động tại biển Đông trong những ngày tới.
(Thanh niên)
(Thanh niên)
Có thể bạn quan tâm
T.H