Biển Đông: Philippines kiện Trung Quốc ra tòa là đúng!

05/08/2012 15:00
Nguyễn Hường
(GDVN) - Việc Manila kiện Trung Quốc lên ITLOS là đúng đắn và nước này nên tận dụng hết điều đó, bao gồm cả việc sử dụng cơ chế của Công ước LHQ về Luật biển

Có thể bạn quan tâm
> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

Hiện nay, Trung Quốc ngày càng hung hăng, lấn lướt trên biển Đông khiến các bên liên quan bức xúc và quan ngại. Hai chuyên gia luật quốc tế hàng đầu, Tiến sĩ Yas Banifatemi, thuộc nhóm Luật quốc tế và là đối tác của Tổ chức Trọng tài quốc tế thuộc Công ty luật Shearman & Sterlings và Tom Ginsburg, Giáo sự Luật quốc tế và Khoa học tại Đại học Luật Chicago, Mỹ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa là hoàn toàn đúng.

Để rộng đường dư luận và cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn khác về cục diện biển Đông qua lăng kính học giả nước ngoài, xin trân trọng đăng tải những phân tích của hai học giả này đến độc giả.

Hai chuyên gia luật quốc tế có uy tín ngày 3/8 đã lên tiếng bày tỏ quan điểm cho rằng, các nước có liên quan tới vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cần phải bình tĩnh, xem xét kỹ lưỡng tất cả các quy định của luật pháp quốc tế và một cuộc đàn phán trực tiếp sẽ giúp tất cả các bên tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho cho mình.
Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc quần thảo trên khu vực bãi cạn Scarborough.
Tàu Ngư chính 310 của Trung Quốc quần thảo trên khu vực bãi cạn Scarborough.

Nhận định của các luật gia quốc tế được đưa ra trong bối cảnh Philippines đang chuẩn bị đưa vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS). 
"Vấn đề là làm thế nào để chúng ta có thể đạt được hiệu quả của việc phân chia ranh giới giữa các nước khác nhau và làm hài lòng tất cả các bên mà không cần dùng tới vũ lực" - Tiến sĩ Yas Banifatemi, thuộc nhóm Luật quốc tế và là đối tác của Tổ chức Trọng tài quốc tế thuộc Công ty luật Shearman & Sterlings (Mỹ) cho biết trong cuộc phỏng vấn bên lề một hội nghị diễn ra tại Trung tâm Luật và Chính sách kinh tế Angara. Bà Banifatemi là 1 trong 45 trọng tài quốc tế hàng đầu thế giới.
Nói về tầm quan trọng của việc đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan, bà Banifatemi cho rằng dù các bên có chọn phương thức tham  gia đàm phán song phương, đa phương hoặc cả hai thì phương thức đàm phán trực tiếp vẫn được coi là phương tiện hiệu quả nhất trong việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Tiến sỹ Yas Banifatemi, 1 trong 45 trọng tài quốc tế hàng đầu thế giới
Tiến sỹ Yas Banifatemi, 1 trong 45 trọng tài quốc tế hàng đầu thế giới

Theo bà Banifatemi, sẽ khó khăn cho Philippines để có được một phiên xét xử do Trung Quốc chắc chắn sẽ từ chối tham gia, nhưng việc Manila kiện Trung Quốc lên ITLOS là đúng đắn và nước này nên tận dụng hết điều đó, bao gồm cả việc sử dụng cơ chế của Công ước LHQ về Luật biển.
Bà Banifatemi cho rằng, các quốc gia phản đối lại Trung Quốc cũng nên xây dựng một quan điểm chung từ những quan điểm riêng của mình để làm "điểm xuất phát" trong các cuộc đàm phán nhằm tìm ra một giải pháp chung cho các tranh chấp và hướng tới sự phát triển chung của khu vực.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định rõ các nước ven biển có quyền sở hữu và phát triển các nguồn tài nguyên trong phạm vi 200 hải lý cách vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình. Bãi cạn Scarborough nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ thềm lục địa đảo Luzon của Philippines. Và chuẩn theo Công ước, rõ ràng bãi cạn này thuộc chủ quyền của Manila.

Scarborough đã trở thành tâm điểm cuộc chiến ngoại giao và truyền thông giữa Philippines với Trung Quốc kể từ ngày 10/4 trở lại đây. Ảnh: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi
Scarborough đã trở thành tâm điểm cuộc chiến ngoại giao và truyền thông giữa Philippines với Trung Quốc kể từ ngày 10/4 trở lại đây. Ảnh: người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi

Bắc Kinh đã bác bỏ tuyên bố của Manila và cho rằng nước này có chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trên cơ sở gần gũi về địa lý và từ lâu nước này không thể sử dụng được do các quy định của luật quốc tế.
Dù Trung Quốc không chịu công nhận quyền tài phán của ITLOS, nhưng theo bà Banifatemi, "Trung Quốc cần phải tuân theo UNCLOS vì Trung Quốc đang bị ràng buộc bởi UNCLOS."
Trung Quốc tuyên bố nước này có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, khu vực giàu nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt, và nước này cũng ngang nhiên thành lập trái phép một thành phố tại đây để quản lý các đảo và bãi cạn mà họ xâm chiếm của các quốc gia ASEAN. 
Theo quan điểm của Tom Ginsburg, Giáo sự Luật quốc tế và Khoa học tại Đại học Luật Chicago, Trung Quốc và Philippines không thể giải quyết tranh chấp của họ trước một phiên tòa quốc tế.
Theo ông, Manila đã đưa ra những tuyên bố rất mạnh mẽ và thuyết phục dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhưng Bắc Kinh sẽ không sẵn sàng tuân thủ theo sự phán quyết của tòa án quốc tế.

Giáo sư Luật quốc tế Tom Ginsburg
Giáo sư Luật quốc tế Tom Ginsburg

Giáo sư Ginsburg chỉ ra rằng Philippines cần thiết phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia khác và tiếp tục trình bày rõ cơ sở pháp lý cho quyền lợi của mình. Ông cũng cho rằng sẽ tốt hơn cho Manila nếu ASEAN có một Nghị quyết để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp.
Khi được hỏi liệu tuyên bố về đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể được sử dụng như một cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của nước này hay không, bà Benifatemi cho biết, đường lưỡi bò không phù hợp với luật quốc tế hiện đại vì đó là một tuyên bố dựa trên cơ sở lịch sử (thực tế do Trung Quốc nhào nặn ra - PV) và luật quốc tế đã bị thay đổi cho phù hợp lợi ích với Trung Quốc
Còn giáo sư Ginsburg cho rằng tuyên bố của Trung Quốc không có nhiều giá trị theo quan điểm của luật quốc tế hiện đại về Luật biển.
Khi được hỏi về việc Trung Quốc thành lập (cái gọi là) thành phố Tam Sa, Giáo sư Ginsburg nói rằng đó là một chiếc lược hiệu quả từ quan điểm của Luật biển.
"Đó là một thành phố mới. Vì vậy, ở góc độ nào đó, bạn có thể thấy rằng đã có một sự thừa nhận ngầm rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc không đủ để thể hiện một tuyên bố chủ quyền khả thi. Nhưng nếu bạn có người dân sống ở đâu thì bạn sẽ được tính lãnh hải của mình từ đó. Và do đó, việc mở rộng các khu dân cư trên Biển Đông là một chiến lược (mưu đồ - PV) khả thi của Trung Quốc nếu nhìn từ quan điểm của Luật biển" - ông Ginsburg nhận định.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!


Nguyễn Hường