Mới đây Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn khiếu nại của ông Renat Paul Elza De Meulenaer, quốc tịch Hà Lan (thường gọi là Paul) phản ánh rằng, ông bị Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khi không có bồi thường theo Luật lao động Việt Nam
Trong thư phản ánh tới Tòa soạn, ông Paul cho biết Ngày 01/07/2007, ông được vào làm việc tại Trung tâm đào tạo Kinh doanh Hartford Việt Nam - Hartford Business Training Center Vietnam (sau này được đổi tên thành Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội Việt Nam). Hợp đồng lao động được ký từ ngày 1/7/2007 cho đến ngày 30/6/2010 và hợp đồng từ ngày 25/4/2011 đến ngày 30/6/2013.
Trong thư phản ánh tới Tòa soạn, ông Paul cho biết Ngày 01/07/2007, ông được vào làm việc tại Trung tâm đào tạo Kinh doanh Hartford Việt Nam - Hartford Business Training Center Vietnam (sau này được đổi tên thành Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội Việt Nam). Hợp đồng lao động được ký từ ngày 1/7/2007 cho đến ngày 30/6/2010 và hợp đồng từ ngày 25/4/2011 đến ngày 30/6/2013.
Sau khi bị "tuýt còi", Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội hiện giờ không còn giáo viên và sinh viên. |
Đòi gần 300 triệu tiền lương
Trong khoảng thời gian thực hiện giữa hai hợp đồng làm việc tại Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội (khoảng 11 tháng), ông Paul có về nước với lý do chị gái mất.
Ông Paul cho biết, đến ngày ngày 01/04/2012, ông nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng lao động của Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội do ông Alex Quah Ban Thong - Giám đốc điều hành Raffles International College Vietnam ký. Theo thông báo này, ông Paul chỉ được Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội trả khoản lương từ ngày 01/04/2012 cho đến hết ngày 14/4/2012 (tương đương14 ngày lương) như một khoản bồi thường. Đồng thời, trong thông báo Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội không đưa ra được bất kỳ lý do nào để chấm dứt Hợp đồng lao động đối với ông Paul.
Đại học Việt Nam lọt top 200 thế giới, dễ vậy sao?
Điểm danh những thủ khoa đại học 2012
Việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội đối với ông Paul đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, điều đó khiến ông Paul đã phải nhờ can thiệp từ luật sư. Tuy nhiên, trong buổi làm việc giữa các bên theo lời ông Paul thì phía Trung tâm Raffles Hà Nội chưa giải quyết thỏa đáng yêu cầu của ông.
Theo nguyện vọng của ông Paul, phía Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội phải có trách nhiệm thanh toán cho ông ít nhất 5 tháng tiền lương và phụ cấp – tương đương với gần 300 triệu đồng; trả lương trong những ngày không được làm việc tại đây (từ ngày 1/4/2012). Ngoài ra, ông Paul còn tiếp tục yêu cầu Trung tâm Raffles Hà Nội phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán vé máy bay một chiều về nước và tiền lương của 3,5 ngày nghỉ phép năm 2012.
Trước sự việc trên, luật sư Lê Minh Toàn – Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Lê Minh cho biết, sau khi tiếp xúc với ông Paul, nếu Trung tâm Raffles Hà Nội trình bày được lý do chính đáng thì ông sẵn sàng bỏ qua. Tuy nhiên, phía Raffles không nêu được lý do thỏa đáng. “Phía Trung tâm Raffles không đưa ra được lý do để không phải bồi thường cho người lao động. Tôi cũng đã nói thẳng với phía Raffles rằng những cái sai của họ, theo quy định của pháp luật các bên có 30 ngày để sửa sai. Nhưng phía Raffles không hề có động thái sửa sai. Việc kinh doanh phải đề phòng những lúc rủi ro, không thể thuận lợi từ đầu tới cuối và việc này là rủi ro của Raffles”, luật sư Toàn cho biết.
Raffles muốn ra tòa?
Trước những thắc mắc và yêu cầu từ phía người lao động, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Lan Hương - Trưởng Phòng đào tạo Trung tâm đào tạo quốc tế Raffles Hà Nội cho biết, sau khi trung tâm Raffles bị Bộ GD&ĐT phạt và đình chỉ hoạt động do vi phạm trong chương trình đào tạo, phía trung tâm không còn sinh viên theo học tại Việt Nam, các sinh viên này được chuyển ra các trường thuộc Raffles tại nước ngoài để hoàn thành nốt khóa học. Do đó, tại Việt Nam, cụ thể là Hà Nội có 21 giảng viên sẽ phải giảm biên chế. “Chúng tôi không thể nuôi giáo viên trong khi không có sinh viên học, điều đó khiến 21 giảng viên phải nghỉ việc do trường hợp bất khả kháng”, bà Hương cho biết.
TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012
Bà Nguyễn Lan Hương - Trưởng Phòng đào tạo cho biết, nếu ông Paul muốn ra tòa thì phía Trung tâm cũng rất sẵn lòng. Ảnh Xuân Trung |
Đối với trường hợp cụ thể của giảng viên Paul, bà Hương thông tin lý do vì sao Raffles Hà Nội không bồi thường 5 tháng tiền lương cho ông Paul là do ông Paul đã vi phạm hợp đồng trong thời gian làm việc tại Raffles từ ngày 1/7/2007 cho đến ngày 30/6/2010 (nghỉ việc về nước do chị gái mất và có chuyển làm công việc khác). Sau đó khoảng 11 tháng ông Paul tiếp tục nộp đơn xin quay trở lại Trung tâm Raffles để tiếp tục công việc của mình. Trong hồ sơ gửi lần 2 có ghi về công việc ông làm tại Sunparks Kempense (từ tháng 9/2012 – 2/2011). “Như vậy ông Paul về nước không chỉ vì lý do chị gái mất mà còn có một công việc khác”, bà Hương nói.
Hợp đồng lần 2 đối với ông Paul được ký trong thời hạn từ ngày 25/4/2011 đến ngày 30/6/2013 với công việc chính là: Giảng viên kinh doanh, mức lương 2.500 USD Mỹ/tháng. Khi hợp đồng mới chính thức được 5 tháng (từ tháng 7-12/2011) phía Raffles đã bị đình chỉ hoạt động. Trong bản hợp đồng lần hai này, hai bên có thống nhất, nếu chấm dứt thì phải báo trước 2 tuần (14 ngày).
Bà Hương cũng cho biết, nhà trường cũng có cái sai ở chỗ căn cứ theo hợp đồng giữa ông Paul với nhà trường, đôi bên đồng ý thời hạn báo trước là 2 tuần. Tuy nhiên, chiếu theo Luật lao động của Việt Nam phải báo trước 30 ngày. “Nhà trường đã có thư gửi ông Paul, nhà trường thừa nhận sai và tính thêm tiếp 15 ngày còn lại của tháng là 30 ngày (tương đương với 2.500 USD). Nhà trường đã liên tục gọi cho ông Paul đến ký với trường một bản gọi là hoàn trả các vật dụng trước đó trường đã cấp để phục vụ công tác giảng dạy, trong đó có 2 chiếc máy tính xách tay. Tuy nhiên, ông Paul không đồng ý, ông Paul muốn ra tòa. Chúng tôi không ngại điều đó, nếu như tòa nói anh Paul đúng thì trường sẵn sàng trả cho anh ấy 5 tháng lương. Về phía nhà trường, nếu làm sai trường sẽ làm lại. Phải có căn cứ nào đó để trả tiền thì chúng tôi mới trả”, bà Hương nói.
Xuân Trung