Oscar Pistorius: Cụt 2 chân, nhưng không cụt ý chí

06/08/2012 12:16
Trần Long
(GDVN) - Pistorius đã phải trải qua sự chỉ trích về đôi chân nhân tạo của anh để tới được Olympic và đưa tên tuổi của mình ra với thế giới.
Sinh năm 1986 tại Nam Phi, Oscar Pistorius đã không có xương mác ngay từ khi sinh ra và khi cậu bé lên 11 tháng tuổi, 2 chân của cậu bị buộc phải cắt bỏ bằng phẫu thuật. Dù khuyết tât, nhưng Pistorius thi đấu thể thao ngay từ khi còn học trung học, cậu chơi rugby trước khi chuyển sang điền kinh sau một chấn thương mắt cá.
Sinh năm 1986 tại Nam Phi, Oscar Pistorius đã không có xương mác ngay từ khi sinh ra và khi cậu bé lên 11 tháng tuổi, 2 chân của cậu bị buộc phải cắt bỏ bằng phẫu thuật. Dù khuyết tât, nhưng Pistorius thi đấu thể thao ngay từ khi còn học trung học, cậu chơi rugby trước khi chuyển sang điền kinh sau một chấn thương mắt cá.
Mang biệt danh “Người đàn ông không chân nhanh nhất”, Pistorius dự Paralympic năm 2004 và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 200m với đôi chân nhân tạo làm bằng sợi carbon do hãng Ossur thiết kế.
Mang biệt danh “Người đàn ông không chân nhanh nhất”, Pistorius dự Paralympic năm 2004 và lập kỷ lục thế giới ở nội dung 200m với đôi chân nhân tạo làm bằng sợi carbon do hãng Ossur thiết kế.
Năm 2008, Pistorius nằm trong danh sách những ứng cử viên đại diện cho điền kinh Nam Phi tại Olympic Bắc Kinh. Tuy vậy anh đã thất bại trong nỗ lực tham dự nội dung 4x400m tiếp sức khi chỉ thiếu đúng 0.70 giây ở vòng loại. Nếu đạt tiêu chuẩn, có lẽ Pistorius đã trở thành VĐV điền kinh khuyết tật đầu tiên dự Olympic. Đổi lại, anh lập một hat-trick ở Paralympic với huy chương vàng cho các nội dung 100m, 200m và 400m.
Năm 2008, Pistorius nằm trong danh sách những ứng cử viên đại diện cho điền kinh Nam Phi tại Olympic Bắc Kinh. Tuy vậy anh đã thất bại trong nỗ lực tham dự nội dung 4x400m tiếp sức khi chỉ thiếu đúng 0.70 giây ở vòng loại. Nếu đạt tiêu chuẩn, có lẽ Pistorius đã trở thành VĐV điền kinh khuyết tật đầu tiên dự Olympic. Đổi lại, anh lập một hat-trick ở Paralympic với huy chương vàng cho các nội dung 100m, 200m và 400m.
Đôi chân nhân tạo của Pistorius không tránh khỏi việc trở thành đề tài chỉ trích. Nhiều người cho rằng đôi chân của hãng Ossur đã giúp Pistorius có nhiều lợi thế hơn so với các vận động viên khác ở Paralympic và các giải đấu giành cho VĐV khuyết tật khác. Tháng 1 năm 2008, Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) tuyên bố đôi chân nhân tạo của anh không hợp lệ cho thi đấu sau khi một cuộc kiểm tra cho kết quả rằng đôi chân này giúp Pistorius tốn ít năng lượng khi chạy hơn so với các VĐV bình thường.
Đôi chân nhân tạo của Pistorius không tránh khỏi việc trở thành đề tài chỉ trích. Nhiều người cho rằng đôi chân của hãng Ossur đã giúp Pistorius có nhiều lợi thế hơn so với các vận động viên khác ở Paralympic và các giải đấu giành cho VĐV khuyết tật khác. Tháng 1 năm 2008, Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) tuyên bố đôi chân nhân tạo của anh không hợp lệ cho thi đấu sau khi một cuộc kiểm tra cho kết quả rằng đôi chân này giúp Pistorius tốn ít năng lượng khi chạy hơn so với các VĐV bình thường.
Tuy nhiên Pistorius kháng nghị và gửi đơn lên Tòa án trọng tài quốc tế (CAS) ở Lausanne, Thụy Sĩ. Sau 2 ngày xem xét, CAS tuyên bố quyết định của IAAF không hiệu lực. Cuộc kiểm tra khoa học kia mới chỉ đưa ra kết luận khi kiểm tra khả năng của đôi chân khi đạt tốc độ tối đa trên một đường chạy thẳng (100m) mà không xem xét sự bất lợi của đôi chân này khi Pistorius xuất phát cũng như tăng tốc ở đường chạy 400m.
Tuy nhiên Pistorius kháng nghị và gửi đơn lên Tòa án trọng tài quốc tế (CAS) ở Lausanne, Thụy Sĩ. Sau 2 ngày xem xét, CAS tuyên bố quyết định của IAAF không hiệu lực. Cuộc kiểm tra khoa học kia mới chỉ đưa ra kết luận khi kiểm tra khả năng của đôi chân khi đạt tốc độ tối đa trên một đường chạy thẳng (100m) mà không xem xét sự bất lợi của đôi chân này khi Pistorius xuất phát cũng như tăng tốc ở đường chạy 400m.
Ngày 4/7/2012, Hội đồng Olympic và Liên đoàn thể thao Nam Phi lựa chọn Oscar Pistorius cho nội dung 400m và 4x400m phối hợp, biến Pistorius trở thành VĐV điền kinh khuyết tật đầu tiên thi đấu ở Olympic. Ở vòng loại, Pistorius về thứ 2 sau Luguelin Santos (Cộng hòa Dominica) với thời gian 45.44 giây. Anh về thứ 8 ở bán kết với thời gian 46.54.
Ngày 4/7/2012, Hội đồng Olympic và Liên đoàn thể thao Nam Phi lựa chọn Oscar Pistorius cho nội dung 400m và 4x400m phối hợp, biến Pistorius trở thành VĐV điền kinh khuyết tật đầu tiên thi đấu ở Olympic. Ở vòng loại, Pistorius về thứ 2 sau Luguelin Santos (Cộng hòa Dominica) với thời gian 45.44 giây. Anh về thứ 8 ở bán kết với thời gian 46.54.
Năm 2008, Pistorius đã được lựa chọn vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time. Anh xuất hiện trong phần “Những người hùng và đi tiên phong”.
Năm 2008, Pistorius đã được lựa chọn vào top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time. Anh xuất hiện trong phần “Những người hùng và đi tiên phong”.
Cảnh Luguelin Santos và Oscar Pistorius về đích ở vòng loại nội dung 400m.
Cảnh Luguelin Santos và Oscar Pistorius về đích ở vòng loại nội dung 400m.
Đôi chân nhân tạo hình chữ “J” do hãng Ossur sản xuất này được gọi là “Đôi chân cong của loài báo”, một trong những sản phẩm của dòng “Flex-Foot” được sản xuất chủ yếu cho các VĐV khuyết tật và những phi hành gia. Loại chân nhân tạo này còn được tặng miễn phí cho những thương binh được thưởng huân chương trong các cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Đôi chân nhân tạo hình chữ “J” do hãng Ossur sản xuất này được gọi là “Đôi chân cong của loài báo”, một trong những sản phẩm của dòng “Flex-Foot” được sản xuất chủ yếu cho các VĐV khuyết tật và những phi hành gia. Loại chân nhân tạo này còn được tặng miễn phí cho những thương binh được thưởng huân chương trong các cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Trần Long