Điểm tin nóng Biển Đông 24 giờ qua

15/08/2012 22:26
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Trung Quốc xây nhà nổi kiên cố trái phép trên đảo Đá Châu Viên của Việt Nam; Bản đồ Trung Quốc trên "bia chủ quyền" phi pháp cắm ở Biển Đông không có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay để răn đe ở Biển Đông; Sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" thu hút sự quan tâm của độc giả...
1. Đá Châu Viên là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa, quần đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt, Trung Quốc đã phái quân đồn trú trái phép và xây dựng nhà nổi kiên cố tại đây. (Xem trộn bộ ảnh trên báo Giáo dục Việt Nam)
Trên nền bãi san hô Đá Châu Viên, quân Trung Quốc đã xây dựng công sự nhà nổi rất kiên cố làm điểm tựa, bàn đạp phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
Trên nền bãi san hô Đá Châu Viên, quân Trung Quốc đã xây dựng công sự nhà nổi rất kiên cố làm điểm tựa, bàn đạp phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
2. Một độc giả của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam khi theo dõi tin tức cập nhật về Biển Đông trên Báo đã phát hiện, bản đồ Trung Quốc trên cái gọi là "bia chủ quyền" phi pháp mà quân Trung Quốc cắm tại Đá Chữ Thập - Trường Sa, nơi đặt sở chỉ huy quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép và cắm tại Hoàng Sa, nơi đặt trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" đều không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một minh chứng rõ ràng cho hành vi cướp đoạt trắng trợn của Bắc Kinh (Xem đầy đủ bản tin trên báo Giáo dục Việt Nam).

Bản đồ Trung Quốc trên "bia chủ quyền" phi pháp quân Trung Quốc cắm trộm trên Đá Chữ Thập, Trường Sa không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như Bắc Kinh vẫn tìm mọi cách nhận vơ
Bản đồ Trung Quốc trên "bia chủ quyền" phi pháp quân Trung Quốc cắm trộm trên Đá Chữ Thập, Trường Sa không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như Bắc Kinh vẫn tìm mọi cách nhận vơ

3. Ngày 13/8, tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản đăng tải bài viết cho biết, tàu ngầm hạt nhân Arihanta đầu tiên do Ấn Độ tự sản xuất sắp được đưa đến khu vực lân cận vùng biển quốc tế. "Tàu ngầm Arihant Ấn Độ có thể vượt qua eo biển Malacca, từ Biển Đông phát động tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc". (Xem đầy đủ tin này trên báo Giáo dục Việt Nam)
Tàu ngầm Arihant Ấn Độ
Tàu ngầm Arihant Ấn Độ
4. Lý giải cho những hành động vừa qua của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Phạm Nguyên Long (nguyên nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á – Viện Khoa học xã hội Việt Nam) nói: “Tại sao Trung Quốc lại gây hấn tại Biển Đông dù biết bị ảnh hưởng, bị mất uy tín rất nặng nề? Đó là vì mâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc vốn là một nước rất rộng lớn, khoảng cách Đông – Tây lên đến hàng nghìn km. Khu vực phía đông gồm những tỉnh giáp với biển thì kinh tế phát triển rất mạnh. (Xem chi tiết tin này trên báo Giáo dục Việt Nam)
Chính phủ Mỹ cũng đã phải công nhận cách ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc hết sức thiện chí và đáng trân trọng
Chính phủ Mỹ cũng đã phải công nhận cách ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc hết sức thiện chí và đáng trân trọng

5. Biên đội tàu sân bay Trung Quốc sẽ triển khai ở duyên hải trung bộ, tiện cho nam tiến, bắc tiến, răn đe các nước nhỏ ở Biển Đông, không biên chế cho hạm đội nào. (Xem chi tiết thông tin này trên báo Giáo dục Việt Nam)

Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc.
Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc.
6. Mỹ ngày 14/8 cảnh báo Trung Quốc không nên lợi dụng các cuộc đàm phán song phương để "chia rẽ và chế ngự" các nước có cùng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Cũng theo người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, Washington đang hối thúc các nước ASEAN và Trung Quốc tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). (Theo VietnamPlus)
Phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
Phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
7. Để đạt được tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách khai thác triệt để những điểm yếu của ASEAN, chia rẽ tổ chức này để dễ bề giành lợi thế trong các cuộc tranh chấp “tay đôi” với các nước thành viên ASEAN. (Theo VnMedia)
   
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Indonesia gần đây,
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Indonesia gần đây,
8. Cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ làm chủ biên vừa được Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông giới thiệu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước. 
Tiến sỹ Trần Công Trục giới thiệu cuốn sách ’’Dấu ấn Việt Nam ở Biển Đông.’’ (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Tiến sỹ Trần Công Trục giới thiệu cuốn sách ’’Dấu ấn Việt Nam ở Biển Đông.’’ (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” gồm 400 trang với 4 chương. Chương một giới thiệu tổng thể vị trí địa lý, vai trò của biển, đảo Việt Nam với nền kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước, trong đó nêu đầy đủ về vị trí các đảo, bãi cạn thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các tên gọi của các đảo. (Theo TTXVN)
9. Ngày 13-8, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc), người có nhiều bài viết phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, bác bỏ Đường lưỡi bò, đăng trên blog của ông loạt bài viết của một học giả Trung Quốc khác có bút danh “Bao Phác Tiên Nhân”. (Theo Tiền Phong Online)
Nguyễn Hường (tổng hợp)