'Tổng giám đốc FPT nghỉ phép 2 tháng là bất thường'

16/08/2012 13:55
Phương Nhi
(GDVN) - Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển: Một tổng giám đốc (TGĐ) tập đoàn lớn như FPT nghỉ phép tới 2 tháng là rất bất thường.
Bình thường… Việc TGĐ Tập đoàn FPT, ông Trương Đình Anh nghỉ phép trong một thời gian dài, diễn ra từ đầu tháng 8 đến 30/9/2012 (nghĩa là gần 2 tháng) được giới dư luận quan tâm trong thời gian gần đây. Không ít người đồn đoán rằng: ông Trương Đình Anh bị tạm dừng giữ chức vụ Tổng giám đốc FPT, bởi lẽ, cuối tháng 7 vừa qua, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT đã ban hành quy trình miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo đơn vị trong trường hợp thực hiện kế hoạch kinh doanh không đạt yêu cầu. Cụ thể, lãnh đạo công ty vì nguyên nhân chủ quan không hoàn thành trên 80% kế hoạch sẽ bị xem xét miễn nhiệm chức vụ.
Thông tin ông Trương Đình Anh nghỉ phép 2 tháng khiến dư luận rộ lên tin đồn ông Anh bị tạm ngừng chức vụ TGĐ FPT. (Ảnh Internet).
Thông tin ông Trương Đình Anh nghỉ phép 2 tháng khiến dư luận rộ lên tin đồn ông Anh bị tạm ngừng chức vụ TGĐ FPT. (Ảnh Internet).

Rộ tin đồn ông Trương Đình Anh bị thôi chức Tổng giám đốc FPT

Rộ tin đồn ông Trương Đình Anh bị thôi chức Tổng giám đốc FPT

“Nữ tướng” tạm quyền điều hành FPT: 38 tuổi, 9 năm làm lãnh đạo

“Nữ tướng” tạm quyền điều hành FPT: 38 tuổi, 9 năm làm lãnh đạo

Đối chiếu với kết quả của FPT trong 6 tháng đầu năm 2012, có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất của FPT đạt 11.465 tỷ đồng và 1.205 tỷ đồng, lần lượt bằng 37% và 40% kế hoạch cả năm, trong đó, hai mảng mang lại doanh thu lớn nhất cho FPT (phân phối và tích hợp hệ thống) đều có doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ 2011. “Xét về góc độ nào đó, việc nghỉ phép của ông Trương Đình Anh ẩn giấu bên trong một sự bất thường. Vì FPT là doanh nghiệp lớn, việc nghỉ của TGĐ công ty lớn thường chỉ diễn ra tối đa vài ngày là hết mức. Lý do để một vị TGĐ nghỉ 2 tháng chỉ có thể là: Một là chuẩn bị chuyển giao, hai là vấn đề sức khỏe. Nếu vấn đề sức khỏe thì cần công bố rõ ràng là bệnh như thế nào để người ta biết việc đó là bất khả kháng” – Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển - Viện Trưởng Viện NC Tin học & Kinh tế ứng dụng nhận định. Trong khi đó, trên website chính thức của FPT, công ty này đã phát đi thông tin chính thức, thông báo ngắn gọn về việc TGĐ FPT Trương Đình Anh nghỉ phép “để giải quyết công việc gia đình và các vấn đề sức khỏe cá nhân” và đã được Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT chấp thuận. Tại khoản 1 điều 74 Bộ luật lao động quy định: Tùy thuộc vào điều kiện lao động được quy định rõ ràng trong Luật, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép từ 12 – 16 ngày hàng năm và hưởng nguyên lương. Như vậy, một người lao động bình thường có quyền nghỉ phép từ 12 – 16 ngày/năm, tuy nhiên, ông Đào Xuân Hội - giảng viên Bộ môn Luật, trường Đại học Lao động – Xã hội cũng cho biết: quan hệ lao động giống quan hệ dân sự ở chỗ đề cao tính thỏa thuận của các bên, Luật bảo vệ quyền lợi của người lao động nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động. Nhân viên không được nghỉ phép một cách vô tổ chức, vô tội vạ, nhưng nếu người sử dụng lao động đồng ý thì họ được nghỉ mà không vi phạm luật”.
Thông báo của FPT về việc nghỉ phép của TGĐ Trương Đình Anh.
Thông báo của FPT về việc nghỉ phép của TGĐ Trương Đình Anh.
Do đó, nếu xét theo luật thì việc nghỉ phép của ông Trương Đình Anh có sự chấp thuận của Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT là hoàn toàn bình thường. Bất thường… Tuy nhiên, xét ở góc độ kinh tế, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển lại cho rằng: việc nghỉ phép tới 2 tháng của TGĐ FPT có dấu hiệu bất thường, nhất là khi thông tin chính thức được công bố sau cả nửa tháng kể từ ngày ông Trương Đình Anh vắng mặt. Người ta sẽ có quyền đặt dấu chấm hỏi hay đánh giá tình hình kinh doanh không đạt như mong muốn của hội đồng quản trị.
Giới kinh doanh cũng đang truyền tai nhau việc FPT chuẩn bị ghi nhận sự thay đổi lớn trong ban điều hành, có thể là sự trở lại của ông Trương Gia Bình, ông Đỗ Cao Bảo hoặc ông Hoàng Nam Tiến.
Giới kinh doanh cũng đang truyền tai nhau việc FPT chuẩn bị ghi nhận sự thay đổi lớn trong ban điều hành, có thể là sự trở lại của ông Trương Gia Bình, ông Đỗ Cao Bảo hoặc ông Hoàng Nam Tiến.
Bên cạnh đó, giới kinh doanh cũng đang truyền tai nhau việc FPT chuẩn bị ghi nhận sự thay đổi lớn trong ban điều hành. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng nhìn nhận: không ngoại trừ khả năng sắp có sự chuyển giao trong nội bộ FPT. Theo TS.Đinh Thế Hiển: Vai trò, vị trí của ông Trương Đình Anh không có sức nặng như TGĐ Microsoft hay Google - là linh hồn chiến lược cho công ty, do đó, nếu có thay đổi cũng không quá ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động của FPT. “Việc thay TGĐ mới không hẳn là xấu, bên cạnh đó, có thể làm tăng giá cổ phiếu khi mà người ta tin rằng có một lãnh đạo mới tốt hơn” – TS. Hiển nói. “Ở một góc độ nào đó, nhà đầu tư luôn cần biết thông tin rõ ràng, đầy đủ về ban quản trị FPT. Ông Trương Đình Anh ốm như nào, ốm ra sao cần được làm rõ, vì trong trường hợp này, chỉ có lý do ốm là chính đáng còn các lý do khác đều không phù hợp. Các nhà đầu tư có quyền thắc mắc. FPT càng thông tin cho nhà đầu tư chi tiết bao nhiêu, càng tốt tạo nên sự tin tưởng, thân mật giữa các nhà đầu tư bấy nhiêu” – Chuyên gia Hiển nhấn mạnh.
Phương Nhi