Thời gian gần đây, Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc phản ánh về thực trạng, trên thị trường phía Nam xuất hiện một loại xi măng mang nhãn hiệu Hà Tiên đa dụng, nhưng lại mập mờ trong việc không ghi chất lượng cụ thể trên vỏ bao...
Một trong ý kiến đó là của độc giả Hoàng Công Khai nhấn mạnh, trong danh mục các chủng loại xi măng đang được cấp phép sản xuất tại Việt nam, không có loại xi măng nào gọi là “xi măng đa dụng”. Như vậy xi măng Hà tiên đa dụng là loại xi măng gì? có mác bao nhiêu?...
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết này. Mời độc giả theo dõi:
Là một chủ doanh nghiệp xây dựng, tôi cũng là một khách hàng sử dụng nhiều xi măng. Vừa qua, theo dõi trên thị trường các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, tôi thấy xuất hiện một loại xi măng mới mang tên “Xi măng Hà Tiên đa dụng”.
Một trong ý kiến đó là của độc giả Hoàng Công Khai nhấn mạnh, trong danh mục các chủng loại xi măng đang được cấp phép sản xuất tại Việt nam, không có loại xi măng nào gọi là “xi măng đa dụng”. Như vậy xi măng Hà tiên đa dụng là loại xi măng gì? có mác bao nhiêu?...
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải bài viết này. Mời độc giả theo dõi:
Là một chủ doanh nghiệp xây dựng, tôi cũng là một khách hàng sử dụng nhiều xi măng. Vừa qua, theo dõi trên thị trường các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, tôi thấy xuất hiện một loại xi măng mới mang tên “Xi măng Hà Tiên đa dụng”.
Bao bì của bao xi măng có nhãn hiệu Hà Tiên đa dụng. |
Sau khi kiểm tra các nguồn thông tin thì tôi thấy có rất nhiều nghi vấn và uẩn khúc đối với loại xi măng này.Mập mờ thông tin trên bao bì Trước hết phải nói rằng, thị trường miền Nam không ai còn lạ gì thương hiệu xi măng Hà Tiên, nhưng “xi măng Hà Tiên đa dụng” thì gần đây khách hàng mới thấy. Qua tìm hiểu đối với một số cán bộ quản lý ngành sản xuất vật liệu xây dựng từ Trung ương đến địa phương thì chúng tôi được biết rằng trong danh mục các chủng loại xi măng đang được cấp phép sản xuất tại Việt Nam, không có loại xi măng nào gọi là “xi măng đa dụng”. Theo qui định của luật pháp thì đối với sản phẩm xi măng, là một loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, vì nó quyết định sự bền vững của công trình, yêu cầu phải ghi rõ chất lượng trên bao bì. Ví dụ: xi măng PCB30 là xi măng pooc lăng hỗn hợp (là loại xi măng có pha thêm phụ gia) có mác (cường độ) tối thiểu là 300N/cm2 sau 28 ngày sử dụng, PCB40 là xi măng pooc lăng hồn hợp có mác tối thiểu là 400N/cm2 sau 28 ngày sử dụng. Xi măng PC30 là xi măng pooc lăng (là loại xi măng không có pha thêm phụ gia) có mác tối thiểu là 300N/cm2 sau 28 ngày sử dụng, v.v. Như vậy xi măng Hà tiên đa dụng là loại xi măng gì? có mác bao nhiêu? Chỉ có “ông trời” mới biết. Theo ký hiệu được ghi trên bao bì của loại xi măng này thì sản phẩm xi măng Hà Tiên đa dụng được sản xuất theo 2 tiêu chuẩn. Một tiêu chuẩn là ASTM C1157, đây là tiêu chuẩn Hoa Kỳ (!?), còn lại một tiêu chuẩn Việt Nam là 6260-2009, như vậy theo qui định của Việt Nam (tiêu chuẩn 6260-2009) thì đây là xi măng pooc lăng hỗn hợp. Nhưng tại sao xi măng này lại không có ghi chất lượng cụ thể trên vỏ bao, như vậy nó sẽ được dùng vào việc gì?. Việc mập mờ này khiến người tiêu dùng không thể biết được là xi măng này sẽ có mác bao nhiêu sau 28 ngày.
Sự mập mờ ở nhiều thông tin trên vỏ bao xi măng Hà Tiên đa dụng. |
Không biết loại tiêu chuẩn Hoa Kỳ nói trên và cả tiêu chuẩn Việt Nam ghi mập mờ như vậy có được đăng ký với Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của địa phương hay không?Chỉ là xi măng dùng để... xây và trát
Theo tìm hiểu qua một đại lý bán hàng vât liệu xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chúng tôi hỏi về chất lượng của loại xi măng này thì chủ cửa hàng trả lời là “tuyệt vời”. Chúng tôi hỏi “tuyệt vời” đến mức nào thì họ nói là” muốn nghĩ thế nào cũng được”. Sau khi dành khoảng 1 giờ đồng hồ trò chuyện với chủ cửa hàng, chúng tôi được hiểu thêm rằng: Thực chất việc ra đời của loại xi măng đa dụng này là để cạnh tranh thị trường. Xi măng đa dụng chỉ dùng để “xây tô” (xây và trát), không dùng để đổ bê tông được. Với cường độ (mác) không được ghi trên bao bì, nếu khách hàng dùng để đổ bê tông mà hỏng thì họ nói xi măng của họ là xi măng “xây tô”, vì khách hàng dùng để đổ bê tông nên mới “nên cơ sự này”. Còn nếu không hỏng thì khách hàng sẽ nói là “tuyệt vời”, xi măng giá cực rẻ mà vẫn đổ được bê tông, như vậy rõ ràng trong trường hợp này khách hàng sẽ không dám nói “của rẻ là của ôi”. Chủ cửa hàng còn bật mí cho biết thêm là: để cạnh tranh, “xi măng đa dụng” đã hạ giá rất nhiều. Do việc không ghi chất lượng (mác) xi măng trên vỏ bao cho nên các cá nhân, đơn vị mua hàng muốn ghi giá “ cao lên chút đỉnh” thì khi về nhà cũng dễ dàng lý giải. Qua theo dõi, tôi cũng biết là ở thị trường miền Bắc hiện nay cũng có một số chủng loại xi măng mới chuyên dùng cho việc “xây trát” (xây tô), nhưng họ ghi rõ ràng chất lượng trên bao bì, ví dụ xi măng Bút Sơn MC25 có nghĩa là xi măng Bút Sơn dùng cho xây trát có cường độ tối thiểu là 250N/cm2 sau 28 ngày. (MC là chữ viết tắt của tiếng Anh “Motar cement” có nghĩa là xi măng xây trát). Vừa qua. theo dõi qua các thông tin, tôi cũng đã được biết, Nhà nước ta cũng đã công bố qui định tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho loại xi măng xây trát này. Vậy thì xi măng Hà Tiên đa dụng là loại xi măng gì? chất lượng ra sao? các cơ quan quản lý chất lượng ở các địa phương kiểm soát thế nào để tránh việc nhập nhèm, gian lân thương mại trong việc sử dụng loại xi măng này. Đặc biệt để tránh tai nạn cho việc sử dụng loại xi măng đa dụng này cho các công trình, điều quan trọng nhất trong lúc này, theo tôi là các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ giám sát chất lượng cần phải vào cuộc để làm sáng tỏ và xử lý theo pháp luật nếu có vi phạm.* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Theo tìm hiểu qua một đại lý bán hàng vât liệu xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chúng tôi hỏi về chất lượng của loại xi măng này thì chủ cửa hàng trả lời là “tuyệt vời”. Chúng tôi hỏi “tuyệt vời” đến mức nào thì họ nói là” muốn nghĩ thế nào cũng được”. Sau khi dành khoảng 1 giờ đồng hồ trò chuyện với chủ cửa hàng, chúng tôi được hiểu thêm rằng: Thực chất việc ra đời của loại xi măng đa dụng này là để cạnh tranh thị trường. Xi măng đa dụng chỉ dùng để “xây tô” (xây và trát), không dùng để đổ bê tông được. Với cường độ (mác) không được ghi trên bao bì, nếu khách hàng dùng để đổ bê tông mà hỏng thì họ nói xi măng của họ là xi măng “xây tô”, vì khách hàng dùng để đổ bê tông nên mới “nên cơ sự này”. Còn nếu không hỏng thì khách hàng sẽ nói là “tuyệt vời”, xi măng giá cực rẻ mà vẫn đổ được bê tông, như vậy rõ ràng trong trường hợp này khách hàng sẽ không dám nói “của rẻ là của ôi”. Chủ cửa hàng còn bật mí cho biết thêm là: để cạnh tranh, “xi măng đa dụng” đã hạ giá rất nhiều. Do việc không ghi chất lượng (mác) xi măng trên vỏ bao cho nên các cá nhân, đơn vị mua hàng muốn ghi giá “ cao lên chút đỉnh” thì khi về nhà cũng dễ dàng lý giải. Qua theo dõi, tôi cũng biết là ở thị trường miền Bắc hiện nay cũng có một số chủng loại xi măng mới chuyên dùng cho việc “xây trát” (xây tô), nhưng họ ghi rõ ràng chất lượng trên bao bì, ví dụ xi măng Bút Sơn MC25 có nghĩa là xi măng Bút Sơn dùng cho xây trát có cường độ tối thiểu là 250N/cm2 sau 28 ngày. (MC là chữ viết tắt của tiếng Anh “Motar cement” có nghĩa là xi măng xây trát). Vừa qua. theo dõi qua các thông tin, tôi cũng đã được biết, Nhà nước ta cũng đã công bố qui định tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho loại xi măng xây trát này. Vậy thì xi măng Hà Tiên đa dụng là loại xi măng gì? chất lượng ra sao? các cơ quan quản lý chất lượng ở các địa phương kiểm soát thế nào để tránh việc nhập nhèm, gian lân thương mại trong việc sử dụng loại xi măng này. Đặc biệt để tránh tai nạn cho việc sử dụng loại xi măng đa dụng này cho các công trình, điều quan trọng nhất trong lúc này, theo tôi là các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ giám sát chất lượng cần phải vào cuộc để làm sáng tỏ và xử lý theo pháp luật nếu có vi phạm.* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả Hoàng Công Khai