Chính quyền Mỹ đang thật sự quan tâm tới khả năng tiến hành chiến tranh trên không gian mạng bằng việc tăng đáng kể mức chi. Dự án mới sẽ giúp tạo công cụ phục vụ sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực này. Cơ quan về các dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp (DARPA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã khởi động chương trình mang tên mã Plan X, theo Nextgov. Theo tài liệu chính thức trên Internet, mục tiêu của Plan X là "tạo các công nghệ cách mạng cho phép nắm bắt, lên kế hoạch và điều khiển chiến tranh mạng trong thời gian thực với quy mô lớn trên những hạ tầng mạng động". Mục tiêu của Plan X còn là "tiến hành các nghiên cứu sáng tạo để tìm hiểu bản chất chiến tranh mạng và phát triển các chiến lược nền tảng và chiến thuật cần thiết để kiểm soát thế trận trên không gian mạng".
Chương trình được chia thành 4 lĩnh vực chính: Phát triển công nghệ tự động phân tích để kế hoạch hoá các chiến dịch chiến tranh mạng (trong đó có phân tích sơ đồ kết cấu mạng lưới và các nút mạng); phát triển công nghệ tự động điều khiển chiến dịch với khả năng kiểm soát; phát triển các hệ điều hành và nền tảng để phân tích các tổn thất, triển khai các công nghệ quân sự và bảo vệ phù hợp; phát triển các công nghệ ảo hoá trong lĩnh vực chiến tranh mạng. Nhóm lãnh đạo dự án cũng sẽ chịu trách nhiệm tạo nên hệ thống cuối cùng có khả năng vận hành để thực hiện chiến tranh trên không gian mạng. Công việc của họ bao gồm phát triển các giao diện lập trình ứng dụng API, các dạng dữ liệu và thông số kĩ thuật của phần cứng. DARPA dự định gặp gỡ với các nhà cung cấp giải pháp và đối tác của chính phủ vào cuối tháng 9/2012 để đưa ra các yêu cầu và ví dụ cụ thể. Thời hạn thực hiện dự án không được đề cập trong tài liệu. Theo lưu ý của Nextgov, trong năm tài chính hiện thời, DARPA đang lên kế hoạch chi cho công nghệ mạng 208 triệu USD so với 120 triệu USD vào năm ngoái. Trong tương lai, DARPA sẽ còn tăng chi đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này. Năm 2011, Regina Dugan, Giám đốc DARPA tuyên bố rằng họ "lên kế hoạch tăng cường nghiên cứu liên quan đến công nghệ tấn công trên không gian mạng có thể giúp củng cố sức mạnh quân sự của Mỹ". Vào năm 2009, Mỹ đã trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố ý định thành lập binh chủng "chiến tranh mạng" - bộ phận đặc biệt của quân đội chịu trách nhiệm chống lại các cuộc tấn công từ phía các quốc gia khác lên các mạng điện toán của chính phủ Mỹ. Sáng kiến này đã được Liên minh châu Âu ủng hộ. Hồi tháng 3/2012, Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin thông báo rằng ý tưởng tương tự cũng đang được chính quyền Nga thảo luận.
>> Thêm những hình ảnh về siêu hạm Mỹ có thể xuất hiện ở Biển Đông
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA
Nguồn: PCWorld