Nhiều cây xăng biểu hiện 'găm hàng' chờ tăng giá

27/08/2012 06:58
Theo TTXVN
Đã có không ít cây xăng ở các huyện, vùng ven thành phố đóng cửa “găm hàng” chờ giá, khi có thông tin các doanh nghiệp đang đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục tăng giá xăng A92 lên thêm 1.200 đồng/lít.

Trong các ngày 25 và 26/8, tại các tỉnh Bình Dương, Bạc Liêu, trên địa bàn hai tỉnh này, nhiều cây xăng có biểu hiện "găm hàng" chờ tăng giá.

Ngày 26/8, tại Bình Dương, hiện tượng bất thường đã xảy ra ở một số cây xăng đó là tình trạng treo bảng thông báo hết xăng, máy hư, do cúp điện... xảy ra ngày càng nhiều trên địa bàn các huyện, thị trấn gây bức xúc cho người tiêu dùng tìm nơi đổ xăng rất khó khăn.

Trên Tỉnh lộ 747 đi qua thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên có đến ba cây xăng nằm cách nhau chỉ khoảng 2-3km như cây xăng Quảng Phương, Tân Ba và Phước Tèo đồng loạt treo bảng thông báo nghỉ bán vì một số lý do khác nhau như hết xăng, máy hỏng...

Chiều cùng ngày, phóng viên quan sát tại thị xã Dĩ An cũng có một số cây xăng đóng cửa cũng nêu ra lý do cúp điện, hết hàng. Cụ thể tại trạm xăng dầu số 3 thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cần Giờ thông báo cúp điện nghỉ bán cả ngày hôm nay.

Ông Trần Văn Tùng, Phó Chi cục trưởng quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết có hiện tượng một số cây xăng ngừng bán hoặc bán hạn chế là do ảnh hưởng tâm lý từ thông tin đề nghị tăng giá xăng lên thêm hơn 1.000 đồng/lít nên có một số cây xăng không dám nhập nhiều xăng.

Ông Tùng cho biết thêm, hiện nay có quy định hạn mức từ nhà cung cấp đầu mối cho các cây xăng  (tính bình quân trong 3 tháng) nhằm giữ bình ổn thị trường, cho nên các trạm xăng chỉ bán nhỏ giọt để nghe ngóng thị trường và nếu nhập nhiều về bán sau khi giá xăng tăng lên không còn hạn mức nữa thì không được tiếp tục cho nhập xăng.

Theo ông Tùng hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 400 cây xăng nhưng mới có một số cây xăng ngừng bán, tỷ lệ đóng cửa chỉ ở mức rải rác nên không ảnh hưởng làm xáo trộn lớn cho thị trường tiêu thụ. Ông Tùng khẳng định trong thời gian tới, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương sẽ thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý nghiêm nếu phát hiện ngừng bán để đầu cơ, đồng thời phải có hướng đề xuất các công ty đầu mối cung ứng xăng dầu đầy đủ hơn cho các trạm xăng để thị trường không bị dao động đóng cửa làm ảnh hưởng cho thị trường tiêu thụ.

Liên tục trong hai ngày 25 và 26/8, nhiều cây cửa hàng xăng dầu ở Bạc Liêu xảy ra tình trạng mở cửa trễ, đóng cửa sớm hoặc gắn bảng thông báo hết xăng, làm cho người dân không chỉ ngỡ ngàng mà gây không ít khó khăn khi tìm mua xăng dầu phục vụ đi lại, sinh hoạt, sản xuất…

Theo người dân phản ánh, một số cây xăng “đột nhiên” đóng cửa sớm vào buổi tối, còn buổi sáng thì cũng mở cửa bán hàng trễ hơn mọi hôm.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì tất cả các cây xăng ở thành phố Bạc Liêu đều treo bảng thông báo quy định giờ mở, đóng cửa. Nhưng tùy theo mỗi cây xăng, chủ cửa hàng quy định giờ giấc khác nhau. Mặc dù đã niêm yết giờ mở, đóng cửa cụ thể, nhưng những ngày qua các cây xăng này không thực hiện đúng quy định.

Tình trạng này xảy ra ở các cây xăng ven thành phố, các huyện, vùng nông thôn tương đối nhiều. Đã có không ít cây xăng ở các huyện, vùng ven thành phố đóng cửa “găm hàng” chờ giá, khi có thông tin các doanh nghiệp đang đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục tăng giá xăng A92 lên thêm 1.200 đồng/lít.

Cụ thể, khi phóng viên ghé vào đại lý xăng đâu Đạt Tâm (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình), trưa ngày 25/8, thì cây xăng này đã đóng cửa trước đó, thông báo là hết xăng. Khi đến cây xăng Trà Kha, đường Võ Thị Sáu, phường 8, thành phố Bạc Liêu trước 17h ngày 26/8 thì cũng đóng cửa. Theo các người dân ở đây cho biết, các cây xăng này đã mở, đóng cửa rất sớm “bất thường” trong nhiều ngày qua.

Theo Sở Công Thương Bạc Liêu, toàn tỉnh có hơn 200 đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hiện tại, lượng xăng dầu không khan hiếm, đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở địa phương.

Trước tình trạng trên, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp có biểu hiện “găm hàng” chờ tăng giá gây khó khăn cho người dân.

Đặc biêt hiện nay, Bạc Liêu đang thu hoạch rộ diện tích lúa Hè Thu, chuẩn bị xuống giống vụ Thu Đông, vào mùa khái thác đánh bắt thủy sản trên biển… phần lớn sản xuất phụ thuộc vào cơ giới, máy móc nên sử dụng lượng xăng, dầu khá lớn. Vì vậy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bị dán đoạn trong sản xuất, kinh doanh vì yếu tố đầu cơ, thu lợi bất chính, mà làm ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân.Ngày 26/8, tại Bình Dương, hiện tượng bất thường đã xảy ra ở một số cây xăng đó là tình trạng treo bảng thông báo hết xăng, máy hư, do cúp điện... xảy ra ngày càng nhiều trên địa bàn các huyện, thị trấn gây bức xúc cho người tiêu dùng tìm nơi đổ xăng rất khó khăn.

Trên Tỉnh lộ 747 đi qua thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên có đến ba cây xăng nằm cách nhau chỉ khoảng 2-3km như cây xăng Quảng Phương, Tân Ba và Phước Tèo đồng loạt treo bảng thông báo nghỉ bán vì một số lý do khác nhau như hết xăng, máy hỏng...

Chiều cùng ngày, phóng viên quan sát tại thị xã Dĩ An cũng có một số cây xăng đóng cửa cũng nêu ra lý do cúp điện, hết hàng. Cụ thể tại trạm xăng dầu số 3 thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cần Giờ thông báo cúp điện nghỉ bán cả ngày hôm nay.

Ông Trần Văn Tùng, Phó Chi cục trưởng quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết có hiện tượng một số cây xăng ngừng bán hoặc bán hạn chế là do ảnh hưởng tâm lý từ thông tin đề nghị tăng giá xăng lên thêm hơn 1.000 đồng/lít nên có một số cây xăng không dám nhập nhiều xăng.

Ông Tùng cho biết thêm, hiện nay có quy định hạn mức từ nhà cung cấp đầu mối cho các cây xăng  (tính bình quân trong 3 tháng) nhằm giữ bình ổn thị trường, cho nên các trạm xăng chỉ bán nhỏ giọt để nghe ngóng thị trường và nếu nhập nhiều về bán sau khi giá xăng tăng lên không còn hạn mức nữa thì không được tiếp tục cho nhập xăng.

Theo ông Tùng hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 400 cây xăng nhưng mới có một số cây xăng ngừng bán, tỷ lệ đóng cửa chỉ ở mức rải rác nên không ảnh hưởng làm xáo trộn lớn cho thị trường tiêu thụ. Ông Tùng khẳng định trong thời gian tới, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương sẽ thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý nghiêm nếu phát hiện ngừng bán để đầu cơ, đồng thời phải có hướng đề xuất các công ty đầu mối cung ứng xăng dầu đầy đủ hơn cho các trạm xăng để thị trường không bị dao động đóng cửa làm ảnh hưởng cho thị trường tiêu thụ.

Liên tục trong hai ngày 25 và 26/8, nhiều cây cửa hàng xăng dầu ở Bạc Liêu xảy ra tình trạng mở cửa trễ, đóng cửa sớm hoặc gắn bảng thông báo hết xăng, làm cho người dân không chỉ ngỡ ngàng mà gây không ít khó khăn khi tìm mua xăng dầu phục vụ đi lại, sinh hoạt, sản xuất…

Theo người dân phản ánh, một số cây xăng “đột nhiên” đóng cửa sớm vào buổi tối, còn buổi sáng thì cũng mở cửa bán hàng trễ hơn mọi hôm.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì tất cả các cây xăng ở thành phố Bạc Liêu đều treo bảng thông báo quy định giờ mở, đóng cửa. Nhưng tùy theo mỗi cây xăng, chủ cửa hàng quy định giờ giấc khác nhau. Mặc dù đã niêm yết giờ mở, đóng cửa cụ thể, nhưng những ngày qua các cây xăng này không thực hiện đúng quy định.

Tình trạng này xảy ra ở các cây xăng ven thành phố, các huyện, vùng nông thôn tương đối nhiều. Đã có không ít cây xăng ở các huyện, vùng ven thành phố đóng cửa “găm hàng” chờ giá, khi có thông tin các doanh nghiệp đang đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục tăng giá xăng A92 lên thêm 1.200 đồng/lít.

Cụ thể, khi phóng viên ghé vào đại lý xăng đâu Đạt Tâm (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình), trưa ngày 25/8, thì cây xăng này đã đóng cửa trước đó, thông báo là hết xăng. Khi đến cây xăng Trà Kha, đường Võ Thị Sáu, phường 8, thành phố Bạc Liêu trước 17h ngày 26/8 thì cũng đóng cửa. Theo các người dân ở đây cho biết, các cây xăng này đã mở, đóng cửa rất sớm “bất thường” trong nhiều ngày qua.

Theo Sở Công Thương Bạc Liêu, toàn tỉnh có hơn 200 đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hiện tại, lượng xăng dầu không khan hiếm, đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở địa phương.

Trước tình trạng trên, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp có biểu hiện “găm hàng” chờ tăng giá gây khó khăn cho người dân.

Đặc biêt hiện nay, Bạc Liêu đang thu hoạch rộ diện tích lúa Hè Thu, chuẩn bị xuống giống vụ Thu Đông, vào mùa khái thác đánh bắt thủy sản trên biển… phần lớn sản xuất phụ thuộc vào cơ giới, máy móc nên sử dụng lượng xăng, dầu khá lớn. Vì vậy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bị dán đoạn trong sản xuất, kinh doanh vì yếu tố đầu cơ, thu lợi bất chính, mà làm ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân.
Theo TTXVN