Saint Patrick’s day.

28/08/2012 06:00
Theo TTVN
(GDVN) -Thánh Patrick – vị thần hộ mệnh của đất nước Ireland - có tên thật là Maewyn, sinh ra ở xứ Wales vào khoảng năm 385 sau Công nguyên.
Ngày lễ “Saint Patrick’s day” chính thức là ngày 17/3, nhưng các vùng khác nhau trên thế giới thì có khi tổ chức sớm hơn thường lệ - có thể là vì thời tiết, hoặc tránh sự trùng lặp với một ngày lễ quốc gia khác. Thánh Patrick – vị thần hộ mệnh của đất nước Ireland - có tên thật là Maewyn, sinh ra ở xứ Wales vào khoảng năm 385 sau Công nguyên.
Mãi đến năm 16 tuổi, ông vẫn tự xem mình là kẻ ngoại đạo. Năm ấy, bọn cướp người Ireland kéo đến đốt phá ngôi làng của ông và bắt người dân đem đi bán làm nô lệ - trong đó có Maewyn. Trong thời gian bị bắt giữ này, Maewyn trở nên gần gũi hơn với Chúa trời. Sáu năm sau đó, ông trốn thoát khỏi kiếp nô lệ và đến xứ Gaul và học làm cha đạo từ giám mục St. Germain của xứ Auxerre trong vòng 12 năm. Trong thời gian này, ông nhận ra rằng sứ mệnh của mình sẽ là truyền đạo Cơ đốc cho những kẻ ngoại giáo. Ông ao ước được quay về Ireland để thực hiện sứ mệnh này, nhưng thay vào đó, người thầy của ông lại bổ nhiệm St. Palladius. Hai năm sau, Palladius được chuyển sang Scotland và do đó, Patrick (lúc này ông đã được đổi sang tên này) được chuyển về Ireland để làm giám mục và truyền đạo.
Patrick khá thành công trong sứ mệnh mới mẻ này, nhưng lại làm phật lòng các tu sĩ của giáo phái Celtic (một giáo phái cổ xưa). Patrick bị bắt giữ vài lần, nhưng lần nào cũng trốn thoát. Ông đã đi chu du khắp Ireland, thành lập các tu viện khắp đất nước. Ông cũng thành lập trường học và nhà thờ để giúp chuyển hóa đất nước Ireland thành một đất nước theo đạo Cơ đốc (Christinanity). Sứ mệnh của ông tại Ireland kéo dài trong 30 năm. Sau đó, Patrick về hưu và mất ngày 17/3/461. Kể từ đó, ngày này trở thành ngày St. Patrick’s Day, kéo dài đến tận ngày nay. Có nhiều giai thoại về vị thánh Patrick này, một trong số đó là Patrick có khả năng làm người chết sống dậy. Và huyền thoại lớn nhất về St. Patrick là vụ ông đã giảng đạo trên đỉnh một ngọn đồi và việc ấy đã khiến cho toàn bộ các loài rắn đã trốn đi mất khỏi xứ Ireland. Sự thật là loài rắn chưa bao giờ từng xuất thân từ xứ Ireland, do đó người ta cho rằng đây là sự ẩn dụ chỉ sự cải tà quy chính của  kẻ ngoại đạo. Biểu tượng của ngày St. Patrick’s Day là cái lá có 3 nhánh (the shamrock, quốc huy của Ireland). Biểu tượng này mang ý nghĩa là St. Patrick đã dùng nó để giải thích về Trinity (thấy tiếng Việt dịch là “ba ngôi một thể” – hoặc “Chúa ba ngôi” - chỉ sự hợp nhất của bộ ba: Cha, Con và Thánh thần). Người Ireland thì giải thích là bộ ba này tồn tại dưới dạng các yếu tố độc lập nhưng lại cùng thuộc một tổng thể. Từ đó, những người theo đạo của ông đều mang cái biểu tượng này (shamrock) vào ngày tưởng niệm ông.
Người ta ăn mừng ngày lễ này bằng các cuộc diễu hành, mặc đồ xanh lá cây, và … uống bia! Ngày lễ này ngày càng trở nên phổ bởi vì nó diễn ra chỉ vài ngày trước ngày đầu tiên của mùa xuân – và cũng vì màu xanh của nó, màu hy vọng, màu của mùa xuân khi muôn hoa đâm chồi nảy lộc khoe sắc.
Đổi tên thị trấn New London, Wisconsin tại Ireland thành "New Dublin" hàng năm để ăn mừng ngày lễ này!
Đổi tên thị trấn New London, Wisconsin tại Ireland thành "New Dublin" hàng năm để ăn mừng ngày lễ này!
Ngày nay, đất nước Ireland đã sử dụng ngày lễ hội này để quảng bá hình ảnh đất nước cũng như thu hút khách du lịch đến thăm Ireland hàng năm. Hàng năm, Ireland đã thu hút được gần 1 triệu du khách đến tham gia cuộc diễu hành ăn mừng St. Patrick’s Day tại Dublin – thủ đô Ireland.

Nhận bài dự thi từ 10/7/2012 đến hết 10/10/2012. BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài dự thi Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Ireland hoặc gửi về địa chỉ mail toasoan@giaoduc.net.vn (Số điện thoại hỗ trợ thông tin: 0904.062258).

Điểm nóng

BDT số 47: Ireland - Từ Harry Poter đến truyện cổ tích.

Ngày cuối tuần ở Cork, Ireland
10 trường học tốn kém nhất thế giới. Bài dự thi số 48: Cô gái bí ẩn - Anh và Ireland sẽ chờ em!

Mayo, hạt đẹp nhất ở Ireland.

Nhẫn Claddagh – biểu trưng của tình yêu, tình bạn và...
Theo TTVN