TÂN HOA XÃ, TRUNG QUỐC:

Trung Quốc đang bị Mỹ-Ấn-Úc trói chân tay ở Ấn Độ Dương

29/08/2012 07:10
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Một cục diện bao vây Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang hình thành, nhất là trong vấn đề kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược.
Tàu chiến Hải quân Ấn Độ.
Tàu chiến Hải quân Ấn Độ.

Nguyệt san “Choise” tháng 8 của Nhật Bản vừa có bài viết “Trung Quốc rơi vào vòng bao vây ở Ấn Độ Dương”. Bài viết cho rằng, mức sống của người dân Trung Quốc 1,3 tỷ dân và Ấn Độ 1,2 tỷ dân không ngừng được nâng lên, lương thực, năng lượng và các nguyên liệu khác cần thiết cho sự tăng trưởng tiếp tục của nền kinh tế hai nước vẫn sẽ phụ thuộc vào Trung Đông và châu Phi, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ không tin cậy lẫn nhau, cuộc chiến tranh đoạt tuyến đường huyết mạch ở Ấn Độ Dương giữa hai nước ngày càng quyết liệt.

Trong sự đối lập gay gắt này, Mỹ lại đang thiết thực củng cố cơ chế viện trợ cho Ấn Độ. Hợp tác chính trị và quân sự của 3 nước Mỹ-Ấn-Australia nhằm vào Trung Quốc đang được thúc đẩy với tốc độ cực kỳ nghiêm trọng.

Mặc dù trong vấn đề quần đảo Senkaku, (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư và các hòn đảo lân cận) và vấn đề biển Đông, Trung Quốc hả hê, đắc ý với hành vi coi thường luật pháp quốc tế của họ, nhưng quyền sinh quyền sát lớn lại đang nắm chắc trong tay của 3 nước trên, Trung Quốc hầu như còn chưa ý thức được điểm này.

Phía đông có eo biển Malacca, phía tây có kênh đào Suez, còn có eo biển Mozambique, mũi Hảo Vọng và kéo dài đến Đại Tây Dương, tuyến đường huyết mạch trên biển này làm cho Ấn Độ Dương có vị trí cực kỳ quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế.

Trên đảo Diego Garcia ở vị trí trung tâm của Ấn Đô Dương có căn cứ của hải quân và không quân Mỹ. Năm 1966, Mỹ đã thuê hòn đảo này của Anh, thời hạn 50 năm, đến tháng 12/2016. Theo thỏa thuận của hai bên, sau khi hết hạn còn có thể kéo dài thời hạn lên 20 năm, đến năm 2036.

Hiện nay, hai nước đang tiến hành bàn bạc về vấn đề này. Muốn thời hạn thuê căn cứ quân sự quan trọng nhất của đảo Diego Garcia thêm 20 năm, Mỹ phải đạt được thỏa thuận với Anh trước tháng 12 năm nay.

Nhưng, dựa vào sự phát triển của tình hình quốc tế hiện nay, dự đoán, Chính phủ Anh sẽ không từ chối yêu cầu kéo dài của Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Hải quân Mỹ.

Từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở cảng biển ở các nước láng giềng Ấn Độ, Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, cho rằng Trung Quốc đang xây dựng “chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ.

Liên kết các cảng biển như Sittwe của Myanmar, Chittagong của Bangladesh, Hambantota của Sri Lanka, Gwadar của Pakistan sẽ phát hiện, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm mọi cách để đảm bảo tuyến đường huyết mạch trên biển.

Ấn Độ có đầy đủ lý do để tăng cường đề phòng Trung Quốc. Trung Quốc được sự hậu thuẫn bởi sức mạnh của một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, để tìm kiếm tài nguyên, đang thúc đẩy tiến từ chuỗi đảo thứ nhất ra chuỗi đảo thứ hai ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Các nhà chiến lược Ấn Độ có khuynh hướng cho rằng, chuỗi đảo thứ nhất có sự kết nối với khu vực kiểm soát của căn cứ Diego Garcia.

Trung Quốc hầu như không ngừng thực thi các hành động, gây căng thẳng cho Ấn Độ và Mỹ. Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thăm Seychelles trong năm nay, đạt được nhất trí với Tổng thống Seychelles về việc tăng cường quan hệ quân sự song phương.

Năm 2004, Trung Quốc và Seychelles ký kết thỏa thuận quân sự, hạm đội tàu chiến được Hải quân Trung Quốc cử tới vùng biển Somalia chống cướp biển đã nhiều lần cập cảng của Seychelles.

Seychelles cũng đã lần lượt ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Ấn Độ và Mỹ, trong tình hình đó, Trung Quốc buộc phải chen chân vào Seychelles.

Rõ ràng là, căn cứ quân Mỹ ở đảo Diego Garcia nằm ở vị trí trung tâm có thể kiểm soát hai mặt đông tây của Ấn Độ Dương. Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược từ Trung Đông và Trung Á tới châu Á-Thái Bình Dương, mục đích chủ yếu chính là phải bảo đảm được khả năng ngăn chặn, kiềm chế ở biển Đông cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời nâng đỡ Ấn Độ.

Tàu chiến đấu duyên hải Mỹ sẽ đến chốt giữ eo biển Malacca vào năm 2013
Tàu chiến đấu duyên hải Mỹ sẽ đến chốt giữ eo biển Malacca vào năm 2013

Chiến lược Ấn Độ Dương của Mỹ đang lấy tăng cường quan hệ Mỹ-Australia làm cốt lõi để thúc đẩy ổn định. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố triển khai 2.500 binh sĩ lính thủy đánh bộ ở cảng Darwin, Australia và kế hoạch này đã bắt đầu thực hiện. Ngày 3/4, khoảng 200 binh sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến cảng Darwin và bắt đầu huấn luyện.

Australia còn đồng ý mở rộng phạm vi sử dụng căn cứ hải quân Stirling ở gần cảng Perth, đồng ý xây dựng căn cứ ở quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Sau khi Lính thủy đánh bộ Mỹ đến cảng Darwin chưa lâu, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo Michigan lớp Ohio của quân Mỹ đã đến căn cứ Stirling. Dự kiến, tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân Mỹ sẽ lần lượt đến căn cứ này.

Chính phủ Girard của Australia coi trọng quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nội bộ Công đảng cũng không thiếu tiếng nói phản đối cung cấp căn cứ cho Mỹ. Nhưng sự lo ngại của nhà cầm quyền Australia như Thủ tướng Girard về vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đã vượt lên trên những tiếng nói phản đối.

Hải quân Ấn Độ sở hữu 155 tàu chiến, đến năm 2015 sẽ sở hữu 2 tàu sân bay, 2 tàu ngầm hạt nhân, muốn chống lại Trung Quốc. Ở Ấn Độ Dương, cục diện ba nước Mỹ-Ấn-Australia đối phó Trung Quốc ngày càng rõ ràng.

Ấn Độ Dương đang xuất hiện một cục diện Trung Quốc bị trói chân tay.

Tàu sân bay INS Virrat của Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay INS Virrat của Hải quân Ấn Độ.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ đang được Nga chạy thử.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ đang được Nga chạy thử.
Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ sẽ được trang bị máy bay không người lái X-47B
Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ sẽ được trang bị máy bay không người lái X-47B
Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)