Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
Hôm 30/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Hạ Quý Xương cho rằng việc Mỹ quyết định chính thức sử dụng tên gọi của Nhật Bản (Senkaku) cho quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông không liên quan gì đến chủ quyền của nhóm đảo này và không thể hiện lập trường của Mỹ đối với vấn đề chủ quyền vì Mỹ từng nói rằng họ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp này.
Về tuyên bố của Mỹ rằng quần đảo này nằm trong phạm vi Điều 5 Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Nhật và Mỹ, ông Xương cho rằng mục tiêu chính của hiệp ước này là sự ổn định của khu vực, không nhất thiết phải liên quan đến vấn đề chủ quyền.
Trước đó, ngày 28/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng nhóm đảo này được hiệp ước bảo vệ vì “Sensaku đã nằm dưới sự quản lý về chính quyền của Nhật Bản từ khi nó được trao trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972.”
Hiện Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Về kế hoạch đổ bộ lên nhóm đảo này của các viên chức địa phương Đài Loan nơi được giao "quản lý" Senkaku vào tháng Mười tới, ông Xương cho biết, hành động này là hợp pháp thì Cục Phòng vệ Bờ biển Đài Loan sẽ nỗ lực hết mình để bảo vệ chuyến đi đó.
Cũng trong thời gian này, Phó tổng thư ký Hiệp hội Quan hệ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan nói rằng Cục Nghề cá Đài Loan và cơ quan tương đương của Nhật Bản đang thảo luận những vấn đề nghị sự trong lần hội đàm thứ 17 về nghề cá giữa hai bên. Các cuộc hội đàm này đã bị đình chỉ kể từ tháng 2/2009 do những tranh chấp về đánh bắt cá.
Quan chức ngoại giao này của Đài Loan thừa nhận, khả năng đưa tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ra tòa án quốc tế không cao bởi Đài Loan không phải là thành viên Liên Hợp Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan, Hạ Quý Xương |
Về tuyên bố của Mỹ rằng quần đảo này nằm trong phạm vi Điều 5 Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Nhật và Mỹ, ông Xương cho rằng mục tiêu chính của hiệp ước này là sự ổn định của khu vực, không nhất thiết phải liên quan đến vấn đề chủ quyền.
Trước đó, ngày 28/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng nhóm đảo này được hiệp ước bảo vệ vì “Sensaku đã nằm dưới sự quản lý về chính quyền của Nhật Bản từ khi nó được trao trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972.”
Hiện Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Về kế hoạch đổ bộ lên nhóm đảo này của các viên chức địa phương Đài Loan nơi được giao "quản lý" Senkaku vào tháng Mười tới, ông Xương cho biết, hành động này là hợp pháp thì Cục Phòng vệ Bờ biển Đài Loan sẽ nỗ lực hết mình để bảo vệ chuyến đi đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland |
Cũng trong thời gian này, Phó tổng thư ký Hiệp hội Quan hệ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan nói rằng Cục Nghề cá Đài Loan và cơ quan tương đương của Nhật Bản đang thảo luận những vấn đề nghị sự trong lần hội đàm thứ 17 về nghề cá giữa hai bên. Các cuộc hội đàm này đã bị đình chỉ kể từ tháng 2/2009 do những tranh chấp về đánh bắt cá.
Quan chức ngoại giao này của Đài Loan thừa nhận, khả năng đưa tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ra tòa án quốc tế không cao bởi Đài Loan không phải là thành viên Liên Hợp Quốc.
Bảo Thành (Nguồn: China Times)